(HBĐT) - Tận dụng địa hình đồi núi, nguồn thức ăn tự nhiên, những năm qua, xã Phú Vinh (Tân Lạc) đã khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi, trong đó, nghề nuôi dê sinh sản và lấy thịt đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân nơi đây.


Đồng chí Nguyễn Văn Tân, Chủ tịch UBND xã Phú Vinh cho biết: "Hiện, toàn xã có hơn 30 hộ nuôi dê với tổng đàn 812 con. Hộ nhiều nhất nuôi hơn 40 con, hộ ít nuôi từ 10 - 15 con. Dê giống được bà con lựa chọn là giống dê cỏ, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, thời tiết của địa phương, ít dịch bệnh. Chất lượng thịt dê thơm ngon, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, do đó, không chỉ tiêu thụ trong địa bàn mà nhiều thương lái từ các tỉnh lân cận cũng tới tìm mua. Nghề nuôi dê được xã đưa vào Nghị quyết về phát triển kinh tế, ưu tiên nhân rộng mô hình, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi, hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương".

Chúng tôi tới thăm mô hình nuôi dê của anh Đinh Công Hiếu, xóm Kè Ưng. Anh Hiếu cho biết: "Dê là động vật ăn tạp nên nguồn thức ăn khá phong phú, sẵn có tại địa phương như các loại rau, củ, cỏ dại. Chi phí đầu tư ban đầu thấp, thu hồi vốn nhanh, sản phẩn ít cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dê sinh trưởng, phát triển nhanh, nếu nuôi thịt thì sau 6 tháng có thể xuất chuồng. Mỗi năm, dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa 1-2 con. Do đó, việc nhân rộng đàn dê cũng thuận lợi". Hiện, anh Hiếu đang nuôi hơn 20 con dê theo phương thức bán chăn thả, ban ngày thả cho dê lên núi tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, chiều tối về nhốt chuồng, ăn thức ăn tổng hợp. Sản phẩm thịt dê của anh không chỉ bán ra thị trường trong huyện mà còn bán buôn tới các tỉnh, thành khác như: Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa... với giá trung bình từ 80 - 90.000 đồng/kg. Mô hình nuôi dê đem lại cho gia đình anh thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm.



Mô hình nuôi dê của gia đình anh Đinh Công Hiếu, xóm Kè Ưng, xã Phú Vinh (Tân Lạc) đem lại thu nhập từ 80-100 triệu đồng/năm. 

Trên địa bàn xã Phú Vinh, nghề nuôi dê phát triển mạnh tại các xóm Kè Ưng, Bò... có diện tích chăn thả lớn, địa hình núi đá, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào. Qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn đã mạnh dạn chuyển đổi từ vật nuôi kém hiệu quả sang nuôi dê. Thông qua các lớp tập huấn, thảo luận chia sẻ kinh nghiệm, các hộ chăn nuôi đã chủ động trong việc chăm sóc, tìm nguồn thức ăn, phòng và trị bệnh cho đàn vật nuôi. Các hộ xây dựng chuồng trại kiên cố, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, làm mát cho vật nuôi mùa hè, giữ ấm về mùa đông, chủ động nguồn thức ăn dự trữ. Nhờ đó, đàn dê của các hộ đều sinh trưởng và phát triển tốt, ít mắc dịch bệnh, sản phẩm thịt dê đạt chất lượng cao, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình.

Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng từ thị trường trong và ngoài tỉnh, đầu ra thịt dê thương phẩm ngày càng ổn định. Để mô hình nuôi dê phát triển bền vững, nhân rộng, xã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện, cán bộ thú y hỗ trợ tư vấn cho người dân xây dựng mô hình, lựa chọn giống tốt, kỹ thuật chăm sóc đàn dê, phun khử trùng tiêu độc, tiêm phòng thường xuyên cho đàn vật nuôi. Đồng thời, hỗ trợ bà con tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi nhằm mở rộng mô hình, tăng đàn vật nuôi. Qua đó dần đưa dê trở thành một trong những vật nuôi chủ lực của địa phương, góp phần  nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 23 triệu đồng/người/năm.

Hoàng Anh

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục