(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (BT, HT, TĐC) dự án hồ chứa nước Cánh Tạng khi chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo gần đây, nhằm đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (Lạc Sơn).


Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công hạ tầng điểm tái định cư tại khu Đồng Xe, xóm Đá, xã Yên Phú (Lạc Sơn), phấn đấu bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 15/10/2019.

Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng thuộc dự án nhóm A, do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng. Tham gia thực hiện dự án, tỉnh được giao hợp phần BT, HT, TĐC với tổng diện tích cần GPMB khoảng 1.238 ha, gồm đất cho công trình khoảng 728 ha, đất phục vụ TĐC khoảng 510 ha, do UBND huyện Lạc Sơn làm chủ đầu tư. Tổng số hộ dân phải di chuyển là 652 hộ, dự kiến bố trí TĐC cho 630 hộ thuộc các xã Yên Phú, Bình Hẻm, Văn Nghĩa của huyện Lạc Sơn.

Theo thiết kế, dự án xây dựng 1 hồ chứa nước có dung tích khoảng 95 triệu m3, bao gồm các hạng mục: đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ nằm trên địa phận xã Yên Phú. Để bàn giao mặt bằng cho công trình, 200 hộ dân xã Yên Phú cần phải di dời, tập trung ở 2 xóm Đá và Nhụn. Đây là áp lực di dân lớn đối với chính quyền và người dân xã Yên Phú.   

Theo Trưởng xóm Đá Bùi Văn Chìn, sau khi sáp nhập, cả xóm Đá có 180 hộ thì có 72 hộ thuộc diện phải di dời để nhường đất cho thi công dự án hồ Cánh Tạng. Nhìn chung, người dân đã đồng thuận với chủ trương di dời, TĐC, nhưng vì chưa biết cụ thể sẽ được đền bù bao nhiêu tiền, chưa hình dung được với số tiền đó sẽ sinh sống và làm ăn ra sao tại nơi ở mới… nên tâm lý của hầu hết bà con là lo lắng, bất an. Họ đều mong muốn được giải quyết thỏa đáng các chế độ BT, TĐC, đồng thời có sự hỗ trợ phù hợp về sinh kế để sớm di chuyển đến các khu TĐC và ổn định cuộc sống mới.    

Được biết, UBND huyện Lạc Sơn đã xây dựng phương án bố trí khoảng 600 hộ dân di chuyển đến 3 khu, 8 điểm TĐC tập trung, ngoài ra cũng xác định 2 điểm TĐC dự phòng tại xã Bình Hẻm và Văn Nghĩa với khả năng tiếp nhận 100 hộ. Trong tổng kinh phí thực hiện hợp phần khoảng 1.059 tỷ đồng, huyện sẽ phân kỳ giải ngân phù hợp cho 2 nội dung là chi phí đền bù GPMB và chi phí đầu tư xây dựng các khu, điểm TĐC.

Khẳng định quyết tâm thực hiện công tác đền bù GPMB để góp phần thực hiện thành công dự án, đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Đây là dự án "lịch sử” phải GPMB ở huyện Lạc Sơn, phạm vi, đối tượng ảnh hưởng nhiều trong khi các nội dung áp dụng chính sách pháp luật để bồi thường cho các hộ rất phức tạp. Có thể nói, GPMB là khâu then chốt trong quá trình thực hiện dự án. Vì thế, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan để quyết liệt triển khai công tác GPMB. Trọng tâm là tuyên truyền, vận động, đồng thời áp dụng đầy đủ, linh hoạt các chính sách đền bù, hỗ trợ TĐC để giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho người dân, từ đó tạo được sự đồng thuận. Đến thời điểm nay, những vướng mắc lớn nhất trong công tác GPMB đã được tháo gỡ, một số nội dung công việc quan trọng đang có tiến độ khá tốt.

Cụ thể, huyện Lạc Sơn đã hoàn tất bàn giao mặt bằng để xây dựng điểm TĐC tại khu Đồng Xe (xóm Đá). Bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư xây dựng công trình đầu mối phần vai phải đập với diện tích 63 ha, di chuyển được 268 ngôi mộ. Phần mở rộng khu Đồng Xe đã kiểm đếm xong đất và tài sản trên đất, Trung tâm Phát triển quỹ đất đang tiến hành lập và niêm yết công khai phương án bồi thường làm căn cứ để huyện phê duyệt và chi trả cho các hộ bị ảnh hưởng. Dự kiến, từ ngày 25 - 30/9 sẽ bốc thăm chia lô, trong tháng 9 sẽ bàn giao để di chuyển 72 hộ dân tại khu vực vai trái. Đối với phần vai trái đập đầu mối 37,57 ha, đã kiểm đếm và lập phương án xong phần tài sản trên đất. Sau khi có số liệu đo đạc sẽ rà soát và hoàn thiện phương án bồi thường cho các hộ theo đúng quy định. Theo kế hoạch đề ra, trong quý IV/2019, huyện sẽ lập xong phương án đền bù hỗ trợ TĐC, chi trả tiền đối với các hộ bị ảnh hưởng tại các khu vực còn lại của xã Yên Phú và một phần của xã Văn Nghĩa.

Đôn đốc huyện Lạc Sơn cũng như các sở, ngành, đơn vị liên quan cần tăng cường sự phối hợp để đẩy nhanh tiến độ đền bù GPMB thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Riêng về công tác đầu tư xây dựng các khu, điểm TĐC, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo đời sống mới cho người dân TĐC. Vì thế, nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo cả tiến độ lẫn chất lượng thi công các hạng mục. Hạ tầng TĐC nhất định phải được đầu tư đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giúp người dân có điều kiện sống tốt hơn hẳn nơi ở cũ.

Theo chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trong thời gian tới, nguồn vốn thực hiện dự án sẽ được ưu tiên giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm TĐC với quyết tâm sớm ổn định đời sống cho các hộ. Phấn đấu đến cuối tháng 6/2020 sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng các điểm TĐC, sẵn sàng đón các hộ dân di chuyển về nơi ở mới.


 Thu Trang

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục