(HBĐT) - Không phải nơi sinh ra, lớn lên nhưng anh Trịnh Văn Tuấn (SN 1982) lại chọn thôn Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) làm quê hương, nơi khởi nghiệp, tạo dựng cuộc sống bền vững, lâu dài. Liên kết phát triển sản xuất gà giống Lạc Thủy do anh tạo dựng vừa giúp anh làm giàu, vừa hỗ trợ hàng trăm hộ chăn nuôi khác có việc làm và thu nhập. 




Anh Trịnh Văn Tuấn, xã Phú Thành (Lạc Thủy) thành công với mô hình liên kết phát triển sản xuất gà giống Lạc Thủy.

Dấu mốc khởi nghiệp của anh Tuấn từ năm 2008 với xuất phát điểm là 1 máy ấp nhỏ với công suất khoảng 500 con gà giống. Vốn liếng ít ỏi, kinh nghiệm chăn nuôi chưa có, thị trường chưa biết nhiều đến chất lượng gà Lạc Thủy khiến anh gặp phải không ít khó khăn, thất bại trong quá trình sản xuất, kinh doanh (SX-KD). Thế nhưng cùng với sự ủng hộ, giúp sức của các ngành chức năng, Phòng NN&PTNT huyện, sự kiên trì, nỗ lực của bản thân, anh được tham gia Dự án Bảo tồn nguồn gen giống gà Lạc Thủy. Từ hoạt động dự án, gà Lạc Thủy được thị trường ưa chuộng nhiều hơn, tạo cơ hội để anh Tuấn phát huy sự mạnh dạn, tiên phong trong SX-KD giống.

Cho đến hiện tại, mô hình liên kết phát triển sản xuất của anh Tuấn đã thu được thành công lớn. Từ chỗ chỉ có 1 máy ấp trứng công suất nhỏ, anh đã đầu tư 34 máy ấp với công suất mỗi máy đạt 15.000 quả trứng ấp. Bình quân mỗi năm, anh đưa 5 triệu con gà giống ra thị trường. Việc sản xuất, cung ứng thuận lợi nhờ thông tin quảng bá về trại giống ngày càng rộng khắp, thương hiệu gà Lạc Thủy sau thời gian xây dựng đã "tiếng lành đồn xa". Con giống gà Lạc Thủy từ trại sản xuất của anh được đưa đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước, tập trung ở các tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc... Anh còn chăn nuôi thêm gà thịt với sản lượng xuất bán bình quân mỗi năm trên 100 tấn thương phẩm.

Anh Tuấn chia sẻ, mỗi tháng, anh xuất khoảng 40 vạn con giống. Việc ổn định trong vấn đề tiêu thụ là ưu tiên số 1. Với tình hình giá cả thuận lợi, năm 2018, anh thu lãi 4 tỷ đồng. Năm 2019, sản lượng xuất bán con giống vẫn tiếp tục duy trì nhưng do nhập trứng giá cao cho nông dân và bán con giống rẻ hơn so với thị trường để "thoát hàng" nên lợi nhuận chỉ bằng 1/3, ước thu lãi trên 1,3 tỷ đồng. Đặc biệt, để đảm bảo phát triển quy mô sản xuất, anh thực hiện liên kết với hơn 100 hộ vệ tinh chuyên nuôi gà đẻ cung cấp trứng giống cho trại theo phương thức nuôi gia công. Phía anh đầu tư về giống, vật tư, thuốc thú y, cám... các hộ vệ tinh đầu tư chuồng trại, công chăm sóc.

Từ người tiên phong sản xuất giống gà Lạc Thủy tại địa phương, đến nay, trên địa bàn xã Phú Thành đã có hàng chục cơ sở, hộ chăn nuôi đầu tư, mở mang trại gà giống. Bản thân anh Trịnh Văn Tuấn với những nỗ lực đã góp phần duy trì và bảo vệ thương hiệu gà Lạc Thủy, tạo dựng uy tín trong SX-KD con giống, trở thành địa chỉ cung cấp con giống tin cậy của bạn hàng khắp các tỉnh, thành phố, đưa thương hiệu gà Lạc Thủy đến gần hơn với thị trường.

Bùi Minh

Các tin khác


Thành lập Hội đồng và tổ giúp việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh giai đoạn 2019-2020

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 19/9/2019 về việc thành lập Hội đồng và tổ giúp việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2020. Theo đó, Hội đồng đánh giá gồm 10 người, tổ giúp việc gồm 19 người là lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành liên quan.


60 nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây sachi

(HBĐT) - Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây sachi cho 60 học viên là hội viên nông dân xã Bình Cảng (Lạc Sơn).

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thăm và làm việc tại Tây Ban Nha

Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Tây Ban Nha, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Xây dựng và duy trì các điểm bán hàng Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 25/3/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 29/KH-UBND về kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2016 - 2020. Qua đó, giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng khả năng sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ Việt Nam, xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc. Đồng thời, phát triển hệ thống phân phối, xây dựng mô hình các chuỗi liên kết, phân phối, tiêu dùng nhằm tạo lập và phát triển thị trường, tạo điều kiện đưa hàng hóa thiết yếu, hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng, nâng cao sức mua, bình ổn thị trường, cải thiện đời sống nhân dân.

Thúc đẩy ngành cơ khí Việt Nam phát triển

Phát biểu tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam tổ chức ngày 24-9 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng nhấn mạnh: Cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, là nền tảng và động lực cho sự phát triển công nghiệp của quốc gia, góp phần chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất lao động...

Các địa phương gặt trên 2.000 ha lúa mùa

(HBĐT) - Sản xuất vụ mùa năm nay toàn tỉnh cấy được 22.425 ha lúa, đạt 99,6% kế hoạch. Hiện tại, diện tích lúa trà sớm chắc xanh – đỏ đuôi; diện tích chính vụ ngậm sữa, chắc xanh. Tính đến ngày 20/9, các huyện, thành phố đã có trên 22.200 diện tích trỗ bông, đạt trên 98% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục