(HBĐT) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), năm 2018, TP Hòa Bình đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (7/7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM). Kết quả đạt được ghi nhận tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố trong công cuộc xây dựng NTM ở địa phương.


Năm 2011, Yên Mông là 1 trong 11 xã được UBND tỉnh chọn làm điểm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh. Các xã: Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi triển khai đề án thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015; các xã: Thống Nhất, Hoà Bình, Trung Minh, Thái Thịnh triển khai đề án thực hiện giai đoạn 2016 - 2018. Khi triển khai thực hiện, mỗi xã mới đạt từ 4 - 9 tiêu chí.

Xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là đòn bẩy trong quá trình xây dựng NTM. Trong 10 năm qua, thành phố đã thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn 7 xã lập các dự án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân dựa trên tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương nhằm hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tạo ra sản phẩm lợi thế, đặc sản vùng, như: dự án chăn nuôi bò, dự án phát triển sản xuất rau màu, trồng nấm Linh Chi, trồng ổi, nhãn, cây ăn quả có múi, nuôi cá lồng vùng lòng hồ… Đồng thời, mỗi xã xác định sản phẩm chủ lực để triển khai thực hiện Đề án "Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Thành phố tổ chức các lớp tập huấn, đầu tư, hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất với tổng kinh phí trên 3,9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố và phát triển khoa học công nghệ của tỉnh...

Việc phát triển sản xuất đúng hướng đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 19,97 triệu đồng năm 2011 lên 38,4 triệu đồng năm 2018, dự kiến năm 2019 đạt 40,5 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,94%. Năm 2018, 7/7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Là địa phương đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM của tỉnh, trong quá trình thực hiện chương trình, thành phố đã có những cách làm hay, sáng tạo để sớm về đích. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của địa phương, UBND thành phố đã rà soát, đối chiếu với các tiêu chí, chỉ tiêu để có cách làm phù hợp, xác định được những tiêu chí quan trọng để ưu tiên làm trước. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, thành phố huy động công sức và đóng góp của nhân dân, các doanh nghiệp chung sức xây dựng NTM.

Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp xây dựng NTM, UBND thành phố linh hoạt trong việc chỉ đạo lồng ghép các chương trình mục tiêu, dự án khác để thực hiện, vận dụng chính sách ưu đãi kêu gọi sự tham gia, đầu tư của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm tạo ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác và phát huy vai trò chủ thể của người dân chung sức xây dựng NTM… Qua 10 năm, tổng nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn thành phố là 916,009 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất… trị giá 96,41 tỷ đồng, chiếm 10,5 % tổng vốn thực hiện.

Hiện nay, TP Hòa Bình tập trung chỉ đạo các xã tiếp tục rà soát, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020. Các tổ chức CT-XH, đoàn thể vận động hội viên, nhân dân trồng các tuyến đường cây, đường hoa, tạo cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp. Những con đường đã góp phần khoác lên diện mạo mới cho thành phố.


Hải Linh

Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện nghèo nên điểm xuất phát xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2011 được đánh giá khá khó khăn; cơ sở vật chất thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao, địa hình chia cắt, kinh tế phát triển chậm. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, đến nay, công cuộc xây dựng NTM mới trên địa bàn huyện đạt được những kết quả tích cực. 

Xã Mãn Đức - khởi sắc xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Khi bắt tay triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Mãn Đức (Tân Lạc) chỉ đạt 5 tiêu chí. Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, xã đã về đích NTM năm 2017. 

Xã Lâm Sơn xây dựng miền quê đáng sống

(HBĐT) - Năm 2016, Lâm Sơn được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM. Mới đây, tại Hội nghị tổng kết 10 năm huyện Lương Sơn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông NTM, Lâm Sơn là 1 trong 2 xã đầu tiên được UBND huyện trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Bộ mặt nông thôn thay da, đổi thịt, đời sống người dân mỗi ngày một cải thiện. Lâm Sơn đang chứng minh là một vùng quê đáng sống.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới bền vững                                                                                                                                        

                                                                            
BÙI VĂN KHÁNH
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

(HBĐT) - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Sau 10 năm thực hiện, với cách làm bài bản, đồng bộ trong tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực, tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện, đặc biệt đã phát huy vai trò chủ thể của người nông dân cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý về XDNTM.

HTX Nông nghiệp và thương mại Mường Động: Điểm sáng mô hình "chuỗi giá trị nông thôn mới"

(HBĐT) - Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2016 nhưng phải đến năm 2018, khi tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị nông thôn mới, HTX Nông nghiệp và thương mại Mường Động (Kim Bôi) mới ghi được dấu ấn riêng trên đường hướng phát triển, trở thành điểm sáng mô hình "chuỗi giá trị nông thôn mới (NTM)".

Huyện Lạc Sơn khơi dậy sức mạnh từ nhân dân 

(HBĐT) - Năm 2010, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), với xuất phát điểm thấp, huyện Lạc Sơn gặp nhiều khó khăn, bình quân đạt 5,1 tiêu chí/xã, các tiêu chí chưa đạt đòi hỏi đầu tư nguồn lực lớn. Sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu, chưa hình thành được vùng sản xuất. Toàn huyện có 19/28 xã đặc biệt khó khăn; thu nhập bình quân đạt 10,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 57%. Tuy nhiên, nhờ biết khơi dậy sức dân, phong trào xây dựng NTM ở Lạc Sơn có bước đột phá, tạo đà vững vàng thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục