(HBĐT) - Sau học nghề, 85% lao động có việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả của việc làm cũ; một bộ phận người lao động học nghề phi nông nghiệp đã chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm mới tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ, hợp tác xã… Đó là những tín hiệu vui sau hơn 3 năm thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh.
Nông dân thôn Sấu Thượng, xã Thanh Lương (Lương Sơn) ứng dụng kiến thức khoa học- kỹ thuật trồng cây ăn quả, tăng nguồn thu nhập.
Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Thực hiện Quyết định số 1956, ngày 27/11/2009 và Quyết định số 971, ngày 1/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án), Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm và 5 năm (giai đoạn 2016-2020); tổ chức rà soát, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo theo Quyết định số 46, ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Đề án, từ năm 2016 đến tháng 7/2019, toàn tỉnh đã tổ chức 479 lớp đào tạo nghề cho 14.279 lao động. Trong đó có 263 lớp đào tạo nghề nông nghiệp với 8.049 lao động; 216 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp với 6.230 lao động.
Theo khảo sát, đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, các chương trình, kế hoạch đào tạo, danh mục nghề, mức kinh phí hỗ trợ đã được BCĐ Đề án xây dựng, điều chỉnh hàng năm phù hợp với điều kiện của địa phương. Quá trình triển khai, thực hiện đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo đó, số lao động đăng ký học nghề tăng lên theo từng năm. Từ chỗ học nghề theo phong trào, học để nhận tiền hỗ trợ chuyển sang học nghề để tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp. Thực tế sau khi học nghề theo Đề án, người lao động đã có định hướng mới phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng phát triển bền vững. Theo đó, xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình trồng trọt, chăn nuôi như: mô hình trồng cam ở huyện Cao Phong, bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc, nuôi gà đồi ở huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, nuôi cá trên lòng hồ sông Đà, trồng rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn... đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo.
Hai năm trở lại đây, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chuyển dịch dần sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: nghề may công nghiệp, thêu, dệt thổ cẩm, chổi chít, hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, lễ tân. Qua 216 lớp đào tạo, nhiều học viên đã tìm được việc làm mới tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ, hợp tác xã, góp phần đắc lực trong giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân nông thôn.
Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu, đề xuất: Hàng năm, dành một khoản kinh phí ngân sách cấp tỉnh để thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tham gia các chương trình trọng điểm, hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bổ sung chỉ tiêu giáo viên dạy nghề cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm và dài hạn..., để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực sự là nền tảng cho lộ trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.
(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác.
(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.
(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.
(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.
(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó.
Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động