(HBĐT) - Bà con nông dân xã vùng cao Độc Lập (Kỳ Sơn) đang tất bật thu hoạch bí xanh, mướp đắng cuối vụ. Nhiều diện tích sau thu hoạch sớm được dỡ bỏ, cải tạo lại và trồng thay vào đó là các loại rau đậu vụ đông. Kể từ năm 2016 đến nay, đồng đất vùng cao nơi đây có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Thay vì ngô, lúa, cây mướp đắng lấy hạt và bí xanh đã trở thành cây trồng chủ lực ở đây.


Anh Nguyễn Văn Hùng ở xóm Can, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) thu hoạch bí xanh cuối vụ.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Hùng ở xóm Can đang thay phiên thu hái, đưa bí xanh từ chân ruộng lên tập kết tại điểm bên đường. Anh Hùng phấn khởi cho chúng tôi biết: Vì là cuối vụ thu hoạch nên giá cả nhích lên đáng kể. Hiện tại, lái thương thu mua với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg tại ruộng. Thời điểm giữa vụ, giá dao động từ6.000- 8.000 đồng/kg. Vụ này, mặc dù năng suất không bằng các vụ trước đó, nhưng giá cả tương đối ổn định, có lợi cho người sản xuất. Gia đình anh trồng bí đã được 5 - 6 năm nay, diện tích cỡ 800 m2, năng suất vụ này đạt khoảng 16 tấn/ha.

Trên đồng đất vùng cao đang nỗ lực vượt qua gia khó này, những người đi đầu trong chuyển đổi trồng bí xanh, mướp đắng là ông Trần Đại Nghi ở xóm Nội, Nguyễn Văn Hợp và Nguyễn Văn Dân ở xóm Nưa. Tiểu biểu nhất là ông Nguyễn Văn Hợp, xóm Nưa chuyển đổi hơn 2.000 m2 đất ruộng 1 vụ sang trồng bí xanh và mướp đắng lấy hạt. Nhờ đất đai màu mỡ, đầu tư cải tạo thường xuyên, năng suất bí xanh của gia đình ông luôn đạt từ trên 20 tấn/ha. Với 2 vụ trồng trong năm, ông đạt thu nhập bình quân từ 150 triệu đồng - 200.000 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn thực hiện luân canh tăng vụ, triển khai trồng các loại rau đậu ở vụ đông để tăng nguồn thu nhập.

Tìm ra cây trồng mang lại giá trị kinh tế, lại phù hợp với điều kiện sản xuất, tập quán canh tác chính là động lực để bà con nông dân xã vùng cao Độc Lập mạnh dạn chuyển đổi. Từ mô hình mướp đắng lấy hạt, bí xanh được đưa vào ở những năm 2011 - 2012 với diện tích chừng vài ha, đến nay đã phát triển và mở rộng vùng trồng bí xanh, mướp đắng lấy hạt tập trung tại 5/5 xóm gồm Sòng, Nưa, Nội, Can, Mùi. Trong đó, bí xanh 26,5 ha, mướp đắng lấy hạt 7,8 ha. Riêng mướp đắng lấy hạt được triển khai theo hình thức liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Công ty Hạt giống đỏ và Công ty Đông Tây là 2 doanh nghiệp hỗ trợ giống, vật tư, kỹ thuật, bao tiêu đầu ra sản phẩm còn nhân dân có đất bỏ sức lao động, một phần phân bón.

Đồng chí Nguyễn Văn Thường, Phó Chủ tịch UBND xã Độc Lập nhận định: Sau gần 4 năm chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, xã đã hình thành vùng bí xanh, mướp đắng hàng hóa. Nếu như trước đây, đời sống của người dân phụ thuộc vào cây lúa, cây ngô, giá trị kinh tế thấp thì sau chuyển đổi, hiệu quả sản xuất, thu nhập của nông dân trồng bí xanh, mướp đắng lấy hạt đã tăng gấp 2, gấp 3 lần. Cùng với tập quán canh tác thay đổi, nhiều hộ thay vì bỏ phí đất ruộng sau thu hoạch vụ mùa đã cải tạo để trồng cây ngắn ngày vụ đông. Sản phẩm hàng hóa do bà con nông dân làm ra đồng đều và thường xuyên hơn. Dự kiến năm 2019, hộ nghèo của xã giảm xuống còn 35,5%, cận nghèo giảm còn 18,5%, bình quân thu nhập đầu ngườiđạt 21 triệu đồng, tăng 1,5 triệu đồng so với năm 2018. Bí xanh, mướp đắng lấy hạt với vai trò cây trồng chuyển đổi chủ lực đã góp phần không nhỏ nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân vùng cao. Nhờ các cây trồng này mà hiện tại, trên địa bàn đã có hàng chục hộ đạt thu nhập bình quân từ 70 triệu- 80 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng/năm.

Bùi Minh

Các tin khác


Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục