(HBĐT) - Tham gia Chương trình OCOP năm 2019, TP Hòa Bình có 9 sản phẩm tham gia.


 

Các sản phẩm OCOP tham gia đánh giá chấm điểm của thành phố Hòa Bình.

Cụ thể: sản phẩm cá sông Đà của Công ty TNHH Cường Thịnh, xã Sủ Ngòi; 4 sản phẩm từ cây sachi, gồm hạt sachi sấy khô và dầu omega 3 của Công ty CP Inca Sachi Việt Nam tại phường Hữu Nghị; HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình có 2 sản phẩm là nấm linh chi đỏ và sản phẩm chế biến từ hạt cây sachi; sản phẩm chè Shan tuyết của Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền, phường Tân Thịnh; sản phẩm nấm linh chi đỏ của Trung tâm Ứng dụng thông tin khoa học công nghệ Hòa Bình, xã Trung Minh. Đây là các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn. Trong đó, có 4 sản phẩm của 3 chủ thể được chọn để đánh giá xếp hạng cấp thành phố là trà sacha inchi của Công ty CP Inca Sachi Việt Nam; sản phẩm cá lăng đen sông Đà file và cá rô phi sông Đà file của Công ty TNHH Cường Thịnh, chè Shan tuyết của Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền.

Qua quá trình đánh giá chấm điểm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được trực tiếp trình bày, giới thiệu sản phẩm của đơn vị mình; các thành viên Hội đồng đánh giá, xếp hạng của thành phố đã thảo luận, thống nhất quan điểm tiếp cận, đánh giá, xếp hạng sản phẩm theo bộ tiêu chí chấm điểm, kết quả 4 sản phẩm đạt 4 sao, đủ điều kiện đăng ký thi cấp tỉnh.


* Huyện Tân Lạc có 3 sản phẩm đăng ký tham gia cuộc thi đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh gồm bưởi đỏ Giang Lộc, trà giảo cổ lam Tân Lạc Sơn, rau su su Quyết Chiến. Sau khi thống nhất nội dung, phương pháp, yêu cầu đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP, các chủ thể có sản phẩm tham gia đã trình bày tóm tắt hồ sơ, câu chuyện sản phẩm OCOP. Các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Tân Lạc đã tham gia ý kiến, đánh giá kết quả sản phẩm mẫu theo các tiêu chí quy định tại Bộ tiêu chí tạm thời, làm rõ tài liệu minh chứng bổ sung của sản phẩm và chấm điểm cho các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Kết quả, cả 3 sản phẩm đều được đánh giá xếp hạng 3 sao. Hiện, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Tân Lạc đang hoàn thiện hồ sơ gửi về Hội đồng cấp tỉnh tham gia đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019.


* UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức đánh giá, xếp hạng cho 5 sản phẩm OCOP của 5 chủ thể, gồm: sản phẩm rau mồng tơi hữu cơ của HTX Đồng Sương, xã Thành Lập; sản phẩm cao xạ đen của cơ sở sản xuất, kinh doanh Tuyết Nhi, thôn Đồng Bon, xã Cao Dương; sản phẩm gà hữu cơ của HTX Thuật Pháp, xã Thành Lập; sản phẩm bưởi Diễn của HTX Tân Thành; sản phẩm chuối VietGAP Viba của HTX Trung Sơn. Các sản phẩm có mẫu mã đa dạng, phong phú, đẹp về hình thức. Cơ bản đầy đủ tem nhãn, tờ rơi giới thiệu sản phẩm, mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các sản phẩm đã được tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận.

Qua xem xét, đánh giá chấm điểm từng sản phẩm, kết quả sản phẩm chuối Viba xếp hạng 4 sao, các sản phẩm còn lại xếp hạng 3 sao. Đây là các sản phẩm có khả năng và sức cạnh tranh trên thị trường, các chủ thể đã có kế hoạch và chiến lược tốt trong phát triển sản phẩm.

P.V


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục