(HBĐT) - Chỉ còn ít ngày nữa, Lễ hội cam Cao Phong với chủ đề Hương sắc đất Mường sẽ diễn ra. Đến thời điểm này, cam Cao Phong vẫn là vùng cam duy nhất ở vùng Tây Bắc được chứng nhận Chỉ dẫn địa lý bảo hộ cho sản phẩm đặc sản. Vùng cam đất Mường Cao Phong đang sẵn sàng chào đón khách muôn phương tham dự, chung vui với bà con nhân sự kiện này.


Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong đưa các đoàn khách đến thăm quan mô hình cam của thị trấn Cao Phong.

Hướng về dịp Lễ hội, những hộ thành viên trồng cam thuộc Công ty TNHH MTV Cao Phong đang có chung lạc quan, phấn khởi bởi diện tích cam niên vụ này dù năng suất có giảm đôi chút so với thời vụ trước, nhưng chất lượng lại có phần ngon, ngọt, đậm đà hơn. Theo anh Trịnh Trọng Nghĩa, Đội Bắc Phong, do ít mưa, nên năm nay cam ngọt và ngọt sớm hơn, nhất là đối với diện tích cam đang ở năm thứ 8, thứ 9. Về giá cả tiếp tục giữ ổn định, có vườn giá nhỉnh hơn (20.000 đồng - 22.000 đồng/kg), mặt bằng chung giá dao động từ 16.000 đồng - 18.000 đồng/kg thu mua tại vườn.

Với trên 833 ha vườn cam của 175 hộ, Công ty TNHH MTV Cao Phong có diện tích cam, quýt đặc sản đứng đầu các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn. Sản phẩm cam của công ty được trồng đa dạng, tuyển chọn và đưa nhiều giống cây có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như cam V2 chín muộn không hạt, Đường Canh, Mát, CT36, bưởi Diễn... Ông Nguyễn Khắc Ân, Trưởng phòng Kế hoạch - Thị trường của Công ty cho biết: Sản phẩm cam, quýt của công ty đã được đăng ký lô gô nhãn hiệu hàng hóa và được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ từ hàng chục năm. Tích cực đầu tư thâm canh, nâng cao chất lượng đi liền với bảo vệ, gìn giữ thương hiệu, uy tín sản phẩm, đến nay, trên 80% diện tích của Công ty đã sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, thị trường tiêu thụ thuận lợi.

Để Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong được quản lý chặt từ giống, quy trình kỹ thuật, chất lượng VietGAP, an toàn vệ sinh thực phẩm cho việc sản xuất cam, bảo vệ thương hiệu và giữ vững lòng tin của người tiêu dùng, Ban Kiểm soát Chỉ dẫn địa lý đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát kinh doanh sản phẩm cam, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giám sát việc tuân thủ các quy định sử dụng Chỉ dẫn địa lý của các tổ chức cá nhân trên địa bàn. Thành lập các hội trồng cam, HTX dịch vụ nông nghiệp tham gia tích cực trong công tác sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Quản lý lô -gô tem, nhãn và chất lượng sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý. Quảng bá về thương hiệu cam Cao Phong đến mọi vùng miền trong cả nước. Đồng chí Đỗ Minh Ngọc, Phó trưởng đoàn Kiểm soát Chỉ dẫn địa lý cho biết: Riêng trong tháng 11, Ban kiểm soát với lực lượng nòng cốt là Kinh tế & Hạ tầng, QLTT, Công an huyện... đã kiểm soát tại tất cả các điểm kinh doanh sản phẩm cam trên trục QL 6. Quá trình kiểm soát kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở hộ kinh doanh chỉ bán sản phẩm cam có xuất xứ Cao Phong, niêm yết chủng loại, giá bán, sử dụng bao bì đúng quy định hiện hành.

Các nhà vườn ở Cao Phong trong những ngày gần đây liên tục đón các đoàn khách trong tỉnh và tỉnh bạn đến thăm quan, tìm hiểu mô hình. Theo đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện, có nhiều đoàn khách từ Thanh Hóa, Quảng Bình cất công ra thăm. Một số tỉnh bạn khác như Sơn La, Điện Biên, Hà Nam, Ninh Bình... cũng đến tìm hiểu khá đông. Các đoàn khách bạn không chỉ đến để trải nghiệm cam Cao Phong mùa chính vụ mà còn tâm đắc về cách làm, mô hình sản xuất hiệu quả của người trồng cam Cao Phong.

Tháng 11, ngoài cam lòng vàng chính vụ thì diện tích cam đường Canh, quýt Hà Giang, quýt Cao Phong cũng đã bước vào vụ chín. Tiếp tục nâng cao chất lượng, bảo vệ Chỉ dẫn địa lý cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, người trồng cam, quýt Cao Phong đã áp dụng quy trình sản xuất VietGAP và được chứng nhận đảm bảo chất lượng ATTP ở trên 1.000 ha cam, quýt thời gian kinh doanh. Đến với Lễ hội cam Cao Phong những ngày này là dịp để bạn bè, du khách gần, xa ghé thăm, thưởng thức cam, quýt đặc sản, trứ danh của vùng đất Mường Thàng.     
 

  Bùi Minh

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục