UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp tái cơ cấu đầu tư, nâng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư, ưu tiến bố trí vốn cho các công trình, dự án quan trọng tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị đầu tư, cuối tháng 10/2019, dự án cầu Hòa Bình 2 được khởi công, mở ra cơ hội lớn phát triển không gian đô thị, tạo sức bật mới cho TP Hòa Bình. Giám đốc Sở GTVT Bùi Đức Hậu cho biết: Dự án cầu Hòa Bình 2 là dự án trọng điểm của tỉnh, nằm trong danh mục các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Cầu Hòa Bình 2 có tổng mức đầu tư trên 590 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh. Năm 2019, dự án đã được giao kế hoạch vốn 150 tỷ đồng tại Quyết định số 2992/QĐ-UBND, ngày 21/12/2018 và được điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2016-2020 là 250 tỷ đồng, tại Quyết định số 930/QĐ-UBND, ngày 9/5/2019. Chủ đầu tư đang phối hợi với chính quyền TP Hòa Bình giải quyết khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư; đồng thời chỉ đạo nhà thầu tập trung nhân lực, phương tiện máy móc tổ chức thi công, tập trung tại khu vực lòng sông nơi có khối lượng lớn để bảo đảm giải ngân theo kế hoạch.


Nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Hòa Bình 2 (TP Hòa Bình) bảo đảm tiến độ giải ngân.

Đến nay, tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ giao 10.712.236 triệu đồng. Việc lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 được thực hiện theo Luật Đầu tư công năm 2014 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như: giao thông, nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; giáo dục, khoa học công nghệ theo tỷ lệ quy định… Cụ thể, vốn bố trí cho lĩnh vực giao thông chiếm 39%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 19%; giáo dục - đào tạo 7% (trong đó, vốn ngân sách tỉnh bố trí đạt tỷ lệ 20% vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh); y tế 6%; khu, cụm công nghiệp 6%; quản lý Nhà nước, trụ sở 6%; du lịch, văn hóa, thông tin, phát thanh - truyền hình 3%; hạ tầng kỹ thuật và cấp thoát nước 7%; khoa học và công nghệ 1% (trong đó vốn ngân sách tỉnh bố trí đạt tỷ lệ 2% vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh); các lĩnh vực khác 7%.

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết: Các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được sắp xếp, bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên, tập trung bố trí vốn để hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quan trọng, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển KT-XH của tỉnh; hoàn trả các khoản vốn ngân sách Nhà nước ứng trước kế hoạch; ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; thanh toán các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản… Nhiều dự án lớn quan trọng, dự án có tính chất kết nối vùng, thực hiện các nghị quyết của HĐND, các đề án đã được bố trí vốn thực hiện như: Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435, dự án đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn – Tân Lạc, dự án cầu Hòa Bình 2, dự án đô thị miền núi phía Bắc (cầu Hòa Bình 3), đề án cứng hóa giao thông nông thôn, đề án số hóa…

Các chương trình, dự án đầu tư sau khi được bố trí vốn thực hiện hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng cơ bản đáp ứng được các mục tiêu thực hiện dự án đã được phê duyệt, góp phần nâng cao điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội, đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu trong sinh hoạt, đời sống, văn hóa của nhân dân các địa phương. Mặc dù vậy, hiệu quả sử dụng, quản lý vốn đầu tư còn hạn chế, tiến độ giải ngân chậm, việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, Tỉnh ủy, UBND chỉ đạo các ngành và địa phương, chủ đầu tư thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Quản lý, kiểm soát tốt việc sử dụng nguồn vốn dự phòng, bảo đảm chỉ sử dụng cho các mục tiêu cần thiết, cấp bách theo quy định. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công hàng năm, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và các dự án đầu tư bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, chống lãng phí, thất thoát; kiểm soát chất lượng, trình độ chuyên môn của các đơn vị tư vấn, giám sát, xây lắp và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị không đủ năng lực. Đối với các dự án không giải ngân hết kế hoạch vốn giao, UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm và làm rõ nguyên nhân không giải ngân hết kế hoạch vốn giao, đồng thời ban hành quyết định phương án xử lý đối với các dự án không giải ngân hết. Tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng các dự án. Nâng cao chất lượng lập, phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm, ưu tiên bố trí vốn cho những công trình, dự án trọng điểm, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.

Lê Chung

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục