(HBĐT) - Thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường và các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng các giải pháp chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ thông tin nhận biết, phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng đến người tiêu dùng bằng nhiều hình thức. Đồng thời, chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp hàng hóa, góp phần đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng.


Cục Quản lý thị trường phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra kho chứa hàng của doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Để chủ động công tác thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, các sở, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến thị trường, làm tốt công tác dự báo, tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát, chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh (SXKD) hàng giả và gian lận thương mại. Trong đó, tăng cường hơn nữa công tác quản lý địa bàn, thống kê và nắm bắt thông tin về các tổ chức, cá nhân SXKD. Qua đó lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết thông tin tố giác về sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý các vụ việc phức tạp đa ngành, đa lĩnh vực hoặc các mặt hàng, địa bàn nổi cộm, có tính thời sự, được dư luận quan tâm. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 7105 của Bộ Công Thương về triển khai vận động các tổ chức, cá nhân, kinh doanh ký cam kết không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, không sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.

Ngành Công Thương đã tổ chức được 137 lớp tập huấn cho 5.310 lượt đối thượng là đại diện các cơ sở SXKD nông - lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ năng lấy mẫu, giám sát thanh tra xử lý vi phạm an toàn thực phẩm nông - lâm, thủy sản. Tính từ tháng 1 đến đầu tháng 12, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 2.532 vụ, xử lý vi phạm 904 vụ, phạt vi phạm hành chính gần 2 tỷ đồng. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức nhiều đoàn kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc hàng hóa thực phẩm. Đến nay, đã tổ chức kiểm tra 42 cơ sở, trong đó 20 cơ sở kinh doanh, 22 cơ sở sản xuất về nguồn gốc thực phẩm. Thanh tra Sở Công Thương kiểm tra 38 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 15 vụ gần 35 triệu đồng. Tịch thu, tiêu hủy hàng hóa có giá trị hơn 800 triệu đồng, chủ yếu là sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hết hạn sử dụng...

Bên cạnh đó, để góp phần đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 21 về quy chế phối hợp quản lý bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 80 về triển khai đề án phát triển thương mại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020; triển khai đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Qua đó, khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp hàng hóa. Trong năm 2019, ngành KHCN tỉnh đã tư vấn, hướng dẫn 18 chủ thể về quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, sáng chế và kiểu dáng công ngiệp. Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng tiếp tục được tăng cường thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các sản phẩm hàng hóa, nhãn hiệu, mã vạch, cột đo nhiên liệu, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đ.H


Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục