(HBĐT) - Xã Phú Vinh (Tân Lạc) có 7 xóm, 971 hộ, 4.244 nhân khẩu. Xã có xuất phát điểm thấp, xa quốc lộ, địa hình đồi núi khó canh tác, đồng bào dân tộc chiếm hơn 90%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 28,1%. Thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền xã đã quan tâm, nỗ lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo bền vững cho người dân.
Gia đình anh Đinh Công Phước, xóm Kè Ưng, xã Phú Vinh (Tân Lạc) canh tác mía tím, ngô, kết hợp chăn nuôi lợn, gà đem lại thu nhập 50-60 triệu đồng/năm.
Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là nông, lâm nghiệp với các loại cây truyền thống như ngô, lúa... Do địa hình đồi núi, đất sản xuất hạn chế, thiếu nước tưới, giao thông đi lại khó khăn nên tỷ lệ hộ nghèo của xã còn ở mức cao. Xã đã xây dựng kế hoạch, giải pháp nhằm nâng cao sản lượng cây trồng, tạo bước chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp; phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn giúp người dân áp dụng KH-KT vào sản xuất, đổi mới kỹ thuật canh tác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đồng chí Bùi Văn Tân, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Chính quyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực sản xuất, áp dụng KH-KT, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, năng suất các loại cây truyền thống, xã tiếp tục cải tạo diện tích đất kém hiệu quả, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông phục vụ sản xuất, giao thương hàng hóa nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân trong sản xuất, giúp xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương".
Từ năm 2019 đến nay, xã đã tổ chức 3 lớp tập huấn thâm canh lúa, cây ăn quả, kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh cho nhiều lượt người. Trong năm 2019, toàn xã gieo trồng 224 ha lúa, sản lượng đạt 1.121,5 tấn, năng suất 50 tạ/ha; 417 ha ngô, sản lượng đạt 938,74 tấn, năng suất 23 tạ/ha; 110 ha sắn, năng suất 105 tạ/ha; mía tím được coi là cây trồng chủ lực với 270 ha, năng suất 730 tạ/ha. Các loại rau, lạc, khoai lang... đạt tổng diện tích 56 ha, cho năng suất, sản lượng ổn định. Trong quý I/2020, xã tổ chức gieo trồng 56 ha lúa, 200 ha ngô, 90 ha sắn, 170 ha mía...; các loại giống, vật tư nông nghiệp được đảm bảo tốt, thuận lợi cho việc gieo trồng. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, năng suất cây trồng, xã khuyến khích người dân hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững.
Tận dụng điều kiện đồi núi, xã phát triển chăn nuôi gia súc, hướng dẫn người dân xây dựng chuồng trại kiên cố, chủ động phun khử trùng tiêu độc, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Hiện, tổng đàn trâu, bò của xã đạt 1.508 con, lợn 1.823 con, gia cầm 22.000 con, dê gần 1.000 con, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, tạo việc làm, đóng góp trong công cuộc phát triển KT-XH, xây dựng NTM của địa phương.
Anh Đinh Công Phước, xóm Kè Ưng cho biết: "Trước kia, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, kinh tế khó khăn. Được sự vận động của cấp ủy, chính quyền xã về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đồng thời được tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, hiện gia đình tôi trồng 7.000 m2 mía, 5.000 m2 ngô, kết hợp với chăn nuôi lợn, gà... Nhờ đó, thu nhập bình quân của gia đình đạt từ 50 - 60 triệu đồng/năm, thoát nghèo bền vững".
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông phục vụ sản xuất, phát triển KT-XH, từ năm 2019 đến nay, xã vận động Nhân dân tổ chức nạo vét nhiều tuyến kênh mương, duy tu bảo dưỡng đường xóm Tớn Thưa. Từ nguồn vốn Chương trình 135 thực hiện cứng hóa 720 m đường đi xóm Thỏi Láo, 400 m đường xóm Giác, trong đó, Nhân dân đóng góp 30 triệu đồng và nhiều ngày công. Hiện, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 35 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 8,5% so với cùng kỳ (còn 28,1%).
Hoàng Anh
Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.
(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.
Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...
(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.