(HBĐT) - Ông Bùi Văn Nhưng không chỉ được biết đến là người đầu tiên đưa thành công mô hình quả thanh long cho năng suất cao về xóm Thóng, xã Bình Cảng - nay là xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn, mà ông còn thành công cả với mô hình nuôi gà, thả cá…



Mô hình trồng thanh long của gia đình ông Bùi Văn Nhưng, xã Vũ Bình (Lạc Sơn).

Năm 1992, sau những năm xa quê tích cóp được số vốn ít ỏi, ông Nhưng quyết định trở về quê hương đầu tư làm kinh tế từ diện tích đất cha ông để lại. Sau nhiều năm nghiên cứu tìm hiểu về mô hình trồng cây thanh long Định 5 mới được lai tạo, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, ông đã thành công với mô hình trồng thanh long giống mới, cho chất lượng thơm, ngon ngọt. Sau khi trồng thành công và cho thu nhập cao, ổn định, ông đã vận động anh em họ hàng, bà con trong làng cùng trồng, nhân rộng giống cây này.

Để có giống tốt cung cấp cho bà con, ngoài việc tự nghiên cứu và có sự giúp đỡ kỹ thuật của Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, ông đã ươm giống bán, hỗ trợ cho bà con trong vùng và các huyện, tỉnh lân cận. Để đưa trái thanh long ruột đỏ đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước, theo ông Nhưng, trong thời gian tới, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh sẽ hướng dẫn chăm sóc cây thanh long theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn, hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc, nhằm sớm đưa cây thanh long ruột đỏ của xã Vũ Bình trở thành một thương hiệu cây ăn quả đặc sản của tỉnh.

Ngoài thành công trong việc trồng thanh long ruột đỏ giống mới, ông Nhưng còn kết hợp nuôi gà, thả cá, trồng rau sạch theo hướng hữu cơ. Ông đã đầu tư xây dựng một trang trại tổng hợp với tổng diện tích trên 1 ha, theo mô hình trang trại khép kín, hướng tới các sản phẩm sạch, thân thiện môi trường. Trong đó, diện tích ao nuôi cá rộng khoảng 300 m2, năng suất trung bình mỗi năm thu được 7 tạ  - 1 tấn cá các loại. Tận dụng mặt nước ao, ông Nhưng nuôi hơn 300 con vịt đẻ trứng, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình theo hướng lấy ngắn nuôi dài.

Năm 2017, ông Nhưng tiếp tục mở rộng sản xuất sang nuôi lợn, ông xây dựng thêm 3 gian với diện tích 80 m2, chia làm 3 khu, gồm: khu nuôi lợn thịt, khu nuôi lợn nái và khu nuôi lợn sau sinh. Để đảm bảo chất lượng con giống, chất lượng lợn thịt, ông nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ cán bộ Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh. Ông xây dựng bể bioga vừa sửa dụng lượng phân thải làm chất đốt, vừa tránh làm ô nhiễm môi trường. Cùng với cám và nguồn lương thực địa phương, ông nấu rượu lấy bỗng cho lợn ăn. Trung bình mỗi năm, ông xuất chuồng 50 con lợn thịt, cho thu nhập hơn100 triệu đồng. Lợn giống cũng cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/năm. Đồng thời, gia đình ông kết hợp nuôi khoảng 300 con gà ri cũng cho thu nhập ổn định.

Không chỉ làm giàu cho riêng mình, ông Nhưng tích cực chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho bà con trong xóm, chịu khó học hỏi trên báo, đài những kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, nhằm đưa năng suất ngày càng cao hơn.

Ngoài việc làm kinh tế giỏi, dám nghĩ dám làm, ông còn vận động bà con lối xóm tham gia hiến đất làm đường giao thông nông thôn, tuyên truyền gia đình và người dân trong xã đoàn kết, cùng chung tay giúp đỡ các gia đình khó khăn.

Từ thành công trong việc đưa cây thanh long về vùng đất Vũ Bình đến mô hình sản xuất VAC khép kín không chỉ giúp làm giàu cho gia đình, mà còn góp phần lan tỏa những mô hình kinh tế trong cộng đồng. Tháng 11/2019, gia đình ông Nhưng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. 


Vũ Mạnh Hùng 
(Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh)


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục