(HBĐT) - Những năm qua, việc triển khai thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện Kim Bôi luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn, sự phối hợp tuyên truyền của mặt trận, đoàn thể, Nhân dân nhiệt tình, đồng thuận tham gia đóng góp, thực hiện.


Nhân dân vùng Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi) cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả có múi, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.

UBND huyện, Ban chỉ đạo các chương trình MTQG huyện, Văn phòng Giảm nghèo và các cơ quan thành viên đã ban hành hơn 100 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã thực hiện chương trình.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các, ban, ngành, đoàn thể huyện đã có sự phối hợp đồng bộ, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người dân gắn với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; các chính sách an sinh xã hội; chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống của người dân giữa các xã thuộc khu vực III và I.

Các hoạt động truyền thông được đẩy mạnh, góp phần nâng cao năng lực, nhận thức của các cấp, ngành, cán bộ làm công tác giảm nghèo tại địa phương và đặc biệt là người dân về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình. Hàng năm, Chương trình MTQG lựa chọn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 50%) để tổ chức nói chuyện chuyên đề, phát tờ rơi, tờ gấp cho trên 10.000 lượt hộ nghèo, mở 30 lớp chuyên đề tại các xã tỷ lệ hộ nghèo cao với mục đích tuyên truyền cho Nhân dân hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, giảm nghèo, từ đó, động viên Nhân dân thực hiện tốt công tác giảm nghèo theo chỉ tiêu đã đặt ra.

Huy động nguồn lực thực hiện chương trình, trong giai đoạn 2016-2019, ngân sách T.Ư bố trí 194.855,961 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 152.449,336 triệu đồng; vốn sự nghiệp 42.406,625 triệu đồng), ngân sách địa phương 13.804,788 triệu đồng, vốn huy động khác 14.138 triệu đồng. Nguồn vốn tín dụng đã giải quyết cho 18.207 hộ vay vốn với số tiền 463.154 triệu đồng. Trong đó, 6.547 hộ nghèo, vốn vay 180.481 triệu đồng; 4.497 hộ cận nghèo, vốn vay 127.859 triệu đồng; 526 hộ nghèo làm nhà, vốn vay 13.150 triệu đồng; 935 hộ mới thoát nghèo, vốn vay 28.998 triệu đồng; 2.911 hộ sản xuất vùng khó khăn, vốn vay 63.850 triệu đồng; 83 hộ thương nhân vùng khó khăn, vốn vay 4.250 triệu đồng; 50 học sinh, sinh viên, vốn vay 1.927 triệu đồng; 371 hộ vay giải quyết việc làm, số tiền 13.204 triệu đồng; 2.284 hộ vay chương trình NS&VSMT 29.390 triệu đồng; 3 hộ vay phát triển triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số 45 triệu đồng. Tổng nguồn vốn thu hồi được 462.473 triệu đồng, tỷ lệ thu hồi vốn đạt 99,85%; nợ quá hạn 681 triệu đồng, chiếm 0,15%.

Từ các nguồn vốn đã hỗ trợ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng… Các công trình được xây dựng đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân, khi hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng, phục vụ lợi ích thiết thực cho người dân. Hệ thống đường giao thông liên xã được triển khai đảm bảo 100% xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đã có đường bê tông, hoặc đường được trải thảm nhựa đến trung tâm các xã.

Bên cạnh đó, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là giúp đồng bào về kỹ thuật sản xuất, chuyển đổi cây trồng theo hướng hàng hóa. Qua các năm, huyện tập trung hỗ trợ các loại cây giống cây trồng như: bưởi, cam, sa chi, mít Thái, giống lúa năng suất cao, các loại con giống như trâu, bò, sinh sản, đã mang lại hiệu quả kinh tế. Xây dựng 22 lượt mô hình sản xuất cho Nhân dân 22 lượt xã như các mô hình: chăn nuôi vịt Bắc Kinh; nuôi bò sinh sản, dưa chuột Nhật, trồng ớt, khoai tây, rau..., với tổng số 1.074 lượt hộ tham gia. Thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo như: mô hình nuôi bò sinh sản tại 16 xã, kinh phí thực hiện 6.806 triệu đồng, vốn đối ứng của các hộ dân 1.990 triệu đồng, có 471 hộ được hưởng lợi, mô hình hỗ trợ hộ gia đình nuôi lợn nái sinh sản, kinh phí 250 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân 60 triệu đồng, có 30 hộ được hưởng lợi…

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2016-2019 đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo ở các thôn, xã ĐBKK. Theo Quyết định số 582, ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn ĐBKK, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020, số xã ĐBKK (khu vực III) của huyện là 16 xã (tăng 8 xã so với giai đoạn 2011- 2015); số thôn, bản ĐBKK là 107/203 thôn (tăng 42 thôn, bản so với giai đoạn 2011 - 2015); trong đó, thôn, bản ĐBKK của các xã khu vực II là 15 (giảm 14 thôn, bản). Căn cứ Quyết định số 2115, ngày 7/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả rà soát đánh giá huyện nghèo của huyện Kim Bôi đạt 51 điểm/tổng số 3 nhóm điểm. Huyện đã thoát ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (thời điểm rà soát tháng 9/2017), đạt kế hoạch đề ra.

Từ thực hiện chương trình, diện mạo bộ mặt nông thôn huyện thay đổi, tăng thu nhập, đời sống của người dân từng bước được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 35,04%, đến cuối năm 2019 còn 14,77%, bình quân giảm 5,07%/năm, vượt mức kế hoạch đề ra (kế hoạch 4%/năm). Dự kiến cuối năm 2020, số hộ nghèo giảm còn 10,37%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 của huyện là 14,38 triệu đồng/người/năm; đến cuối năm 2019 đạt 32,5 triệu đồng/người/năm, tăng 18,12 triệu đồng.

V.H

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục