(HBĐT) - Vụ xuân 2020, mô hình trình diễn giống lúa BC15 mới có chuyển gen kháng bệnh đạo ôn, quy mô 1 ha, được thực hiện với tại xóm Mớ Khoắc, thị trấn Bo (Kim Bôi) đạt được những kết quả tích cực.



Cán bộ Chi cục TT&BVTV kiểm tra diện tích trồng khảo nghiệm giống BC15 mới có chuyển gen kháng bệnh đạo ôn tại xóm Mớ Khoắc, thị trấn Bo (Kim Bôi), năng suất dự kiến đạt trên 7,3 tấn/ha.

Bà Bùi Thị Hiềm, Trưởng xóm Mớ Khoắc, thị trấn Bo cho biết: Vụ xuân năm nay, mô hình sản xuất khảo nghiệm giống lúa BC15 mới có chuyển gen kháng đạo ôn thu hút 20 hộ dân trong xóm tham gia. Giống được chọn làm đối chứng là TBR1, đây là giống lúa thuần, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, khả năng thích ứng rộng, chất lượng gạo khá, đang được nông dân trong huyện sử dụng rộng rãi. Giống BC15 mới có chuyển gen kháng đạo ôn được gieo cấy, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kim Bôi hướng dẫn. Suốt quá trình triển khai khảo nghiệm, Trung tâm cử cán bộ hướng dẫn người dân kỹ thuật ngâm ủ hạt giống, gieo mạ, chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh, kiểm tra đồng ruộng hàng tuần. Do vậy, đến cuối vụ có thể thấy rằng, đây là giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá tốt, đặc biệt không nhiễm bệnh đạo ôn.

Từ các yếu tố cấu thành năng suất thể hiện qua số bông là 266 bông/m2, số hạt chắc 164 hạt/bông, năng suất ước tính đạt trên 7,3 tấn/ha, giống BC15 mới được đánh giá có tiềm năng năng suất cao hơn so với giống đối chứng. Có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất thuận, các loại sâu bệnh như sâu đục thân, tập đoàn rầy, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, nhiễm nhẹ sâu cuốn lá nhỏ… Đồng chí Bùi Văn Hải, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kim Bôi cho biết: Thời tiết vụ vừa qua thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển, đồng nghĩa với nguy cơ phát sinh một số đối tượng dịch bệnh, sâu gây hại tăng cao. Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ chuyên môn thường xuyên phối hợp với cán bộ xóm theo dõi, phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại, đề ra hướng xử lý kịp thời. Vì vậy, mức độ gây hại của các đối tượng luôn ở dưới ngưỡng gây hại đến kinh tế. Qua khảo sát, toàn huyện có 12,5 ha lúa nhiễm bệnh đạo ôn, các giống nhiễm bệnh gồm: BC15, CR203, Thiên ưu 8. Tuy nhiên, giống lúa BC15 mới kháng đạo ôn không hề bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, giống này có chi phí đầu tư thấp hơn so với giống đối chứng, nhưng lợi nhuận cao hơn khoảng trên 15 triệu đồng/ha. Điều đó cho thấy, đây là giống lúa có triển vọng để nông dân trong huyện đưa vào sản xuất diện rộng.

BC15 mới có chuyển gen kháng đạo ôn là giống lúa thuần năng suất cao thuộc bản quyền của Công ty CP Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed), được công nhận giống quốc gia năm 2008. Trong vụ xuân 2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kim Bôi đã phối hợp với Công ty ThaiBinh Seed trồng khảo nghiệm tại huyện. Đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó trưởng Phòng NN& PTNT huyện Kim Bôi đánh giá: Dựa trên kết quả khảo nghiệm, tính từ ngày gieo mạ đến ngày thu hoạch, giống lúa này có thời gian sinh trưởng 127 ngày, dài hơn thời gian sinh trưởng của giống TBR1 11 ngày. Độ thuần đồng ruộng tương đối tốt với tỷ lệ 98%, sức đẻ nhánh và năng suất khá. Vì vậy, có thể bố trí được trà sớm và trà chính vụ trong các vụ xuân.

Thời gian tới, để có thể đánh giá chính xác mức độ kháng bệnh của giống BC15 mới có chuyển gen kháng đạo ôn, huyện đã đề nghị Công ty ThaiBinh Seed tiếp tục thực hiện mô hình trình diễn giống lúa này trên một số xã của huyện, nhất là những xã nhiễm nặng bệnh đạo ôn ở những vụ trước. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, để bà con nông dân biết đến giống lúa mới, đưa vào sản xuất trên diện rộng, góp phần tăng năng suất, sản lượng, nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị canh tác.


Thu Hằng


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục