(HBĐT) - Nhiều năm nay, xã Đú Sáng (Kim Bôi) được biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với những cây trồng chủ lực như bí xanh, mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, câu chuyện "được mùa rớt giá, được giá mất mùa” không mới, nhưng đang xảy ra với người dân Đú Sáng. Không tiêu thụ được hàng hóa nông sản, giá nông sản thấp khiến người dân nơi đây chất chồng thêm những nỗi lo.



Với giá bán 2.000 đồng/kg, nông dân xã Đú Sáng (Kim Bôi) chấp nhận chịu lỗ bán bí xanh cho tư thương.

Khoảng 8 năm trở lại đây, bí xanh là một trong những cây trồng được nông dân Đú Sáng đưa vào sản xuất 2 vụ xuân - hè, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Theo thông kê, tổng diện tích bí xanh của xã là 175 ha. Với trình độ kỹ thuật thuần thục, quan tâm đầu tư, chăm sóc, bí xanh có mã đẹp, sản lượng khá cao, ổn định, năng suất bình quân trên 21 tấn/ha. 

Những ngày cuối tháng 5, dọc con đường từ trung tâm xã về các xóm, 2 bên đường bà con chất đầy bí xanh chờ tư thương đến thu mua. Gia đình chị Quách Thị Nguyệt cùng các hộ ở xóm Sáng Mới vừa thu hái bí xanh tập kết về ven đường, chờ tư thương chuyên chở. Chị Nguyệt cho biết: Nhà tôi trồng 2.500 gốc, năm ngoái thu được 8 tấn/2 vụ. Đây là lứa quả thứ 3 kể từ đầu vụ, mỗi lứa thu hái ít nhất cũng từ 1,2 - 1,5 tấn quả. Năng suất, chất lượng bí vụ này vẫn đều như các vụ trước, nhưng giá cả lại không thuận. Hiện tại, tư thương thu mua tại điểm tập kết với giá 2.000 đồng/kg, trong khi giá bán đầu vụ từ 8.000-10.000 đồng/kg.

Trên cánh đồng Bưa Sào, những giàn bí xanh sai trĩu quả đã đến kỳ thu hoạch, nhưng người nông dân vẫn chưa thu hái, bởi lẽ, lượng bí đã thu hoạch vẫn chất đống trên đường, mà chưa có người đến thu mua.

Các hộ dân nơi đây thật sự lo lắng về vấn đề đầu ra sản phẩm và giá cả cuối vụ. Bà Bùi Thị Hạ, xóm Bãi Tam chia sẻ: Năm ngoái, giá bình quân cả vụ 8.000 đồng/kg, lúc thấp nhất cũng bán được 4.000 - 5.000 đồng/kg. Giá bán hiện giờ quả đẹp mới được 2.000 đồng/kg, quả kém mã chỉ 1.000 -1.500 đồng/kg. Tư thương đến thu mua giải thích là theo giá chung thị trường, nhưng quá thấp so với dự tính của nhà nông như thế này, thì không thu hồi đủ vốn đầu tư chứ mong gì có lãi.

Bí thư chi bộ Bãi Tam Bùi Văn Thuấn cho biết: Bí xanh thương phẩm là loại cây dễ trồng, không tốn công chăm sóc, thu hoạch nhanh, năng suất cao, ít sâu bệnh, do đó, nông dân được khuyến khích mở rộng diện tích, việc tiêu thụ chủ yếu do người dân tự tìm thị trường. Khi sản xuất với lượng lớn, thường bị tư thương ép giá. Dù vậy vẫn phải bán cho tư thương, vì bí đã đến kỳ thu hoạch, nếu không thu hái, bí già quá sẽ bị chua và không kịp chuẩn bị đất để sản xuất vụ sau.

Bí rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, chắc chắn bà con sẽ phải chịu lỗ. Nhưng hiện nay, dù giá bí xuống thấp vẫn không có tư thương thu mua, lượng bí tồn đọng cả trăm tấn. Xã đang liên hệ một số cửa hàng, siêu thị, tìm thị trường tiêu thụ, giải cứu bí giúp bà con.

   Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi nhận định: Bí xanh là một trong những cây trồng chuyển đổi có giá trị kinh tế cao, có thể cho thu nhập 120 - 200 triệu đồng/ha, với điều kiện giá cả ổn định như mọi năm. Hiện, bí xanh thương phẩm đang vấp phải trở ngại về giá là thực tế diễn ra trên địa bàn. Với mức chi phí đầu tư và công sức bỏ ra, nếu tư thương chỉ mua 2.000 đồng/kg chắc chắn lỗ. Giá bán bình quân phải từ 5.000 - 8.000 đồng/kg, người trồng bí mới có lãi. Mối lo dài hơi hơn là đầu ra sản phẩm bí xanh lâu nay vẫn là thị trường tự do, bị tư thương chi phối. Huyện cũng đang định hướng liên kết với một số doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông sản, trong đó có rau, củ, quả các loại và bí xanh an toàn. Có được đầu ra ổn định, bí xanh và một số nông sản khác do nông dân trên địa bàn làm ra mới tránh được tình trạng muôn thủa "được mùa, rớt giá”.  

 Đinh Thắng

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục