(HBĐT) - Sáng 3/6, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc).
Đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại xóm Thín, xã Vầy Nưa (Đà Bắc).
Theo báo cáo của UBND xã Vầy Nưa, ngày 27/4, trên địa bàn xã xảy ra DTLCP tại xóm Tham và xóm Thín. Ngay sau khi xảy ra dịch, Ban chỉ đạo chống dịch xã đã tổ chức 14 lần phun khử trùng và rắc vôi bột trong và xung quanh chuồng, ngõ vào chuồng và nhà dân. Đến nay, cả xã có 128 con lợn mắc bệnh đã tiêu hủy, với trọng lượng gần 4,1 tấn. Đối với toàn huyện Đà Bắc, từ ngày 17/4/2020 đến nay, DTLCP đã tái xuất hiện và xuất hiện ở 6 xã, thị trấn, gồm: Tú Lý, Hiền Lương, Vầy Nưa, Cao Sơn, thị trấn Đà Bắc và xã Trung Thành. Có 88 hộ thuộc 13 xóm có lợn phải tiêu hủy, số lượng là 529 con, trọng lượng hơn 16,4 tấn.
Sau khi đi kiểm tra thực tế tại xóm Thín, xã Vầy Nưa, đoàn công tác đã có buổi làm việc, nghe cơ quan chức năng của huyện Đà Bắc báo cáo về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và ngăn dịch lây lan. Theo đó, công tác phòng, chống DTLCP trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn khi mà nhiều hộ chăn nuôi còn chủ quan, chưa khai báo kịp thời với cơ quan chức năng khi xảy ra dịch; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đối với tuyến huyện hiện nay chưa thực hiện được do việc sáp nhập các trạm chuyên môn; đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa chú trọng đến các biện pháp phòng dịch.
Đại diện đoàn công tác nhận định, nếu không có các biện pháp quyết liệt, DTLCP sẽ tiếp tục bùng phát, lây lan sang các địa bàn khác trong huyện, cũng như các địa phương khác trong tỉnh và nguy cơ làm mất giống lợn bản địa có giá trị kinh tế cao của huyện. Đoàn yêu cầu cơ quan chức năng của huyện, các xã làm tốt việc kiểm soát giết mổ, tiêu hủy triệt để lợn bị bệnh và tổ chức phun tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi. Hỗ trợ vật tư cho hộ chăn nuôi lợn, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về DTLCP đến người dân.
Viết Đào
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...
(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là 1 trong 4 dự án quan trọng của Bộ NN&PTNT, khi hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển kinh tế cho huyện Lạc Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Lạc Sơn đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng điểm tái định cư (TĐC) cho các hộ dân, phục vụ công tác chặn dòng vào tháng 11/2023.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt tuần vừa qua, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng quan trọng ghi nhận các mức giảm mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,44% xuống 2.278 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 3.600 tỷ đồng mỗi phiên.
(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".
(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.
(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.