(HBĐT) - Khoảng 16h40’ ngày 1/6, trên địa bàn huyện Cao Phong bất ngờ xảy ra mưa kèm dông lốc làm 1 người tử vong, 2 người bị thương nặng; 25 nhà bị tốc mái (hư hỏng trên 70%) và thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu. Tổng thiệt hại ước khoảng 4,5 tỷ đồng. 



Lực lượng dân quân tự vệ xã Thu Phong (Cao Phong) giúp người dân khắc phục hậu quả do dông lốc gây ra. 

       
Ngay sau khi xảy ra thiên tai, huyện đã huy động các lực lượng, chỉ đạo ngành chuyên môn và các xã, thị trấn khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống người dân.

Mưa kèm dông lốc với cường độ mạnh gây thiệt hại lớn tại các xã: Thu Phong, Hợp Phong, Bắc Phong, Tây Phong và thị trấn Cao Phong. Trong đó, Thu Phong là xã chịu thiệt hại nặng nề nhất. Dông lốc làm 3 người ở xóm Bưng 1 bị thương vong. Trong đó, 1 người tử vong là chị Bùi Thị Miện (SN 1979), 2 người bị thương nặng là chị Bùi Thị Lảnh (SN 1968), Bùi Thị Thi (SN 1975). Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, tình hình sức khỏe của chị Bùi Thị Thi hiện đang nguy kịch, do bị tấm tôn văng vào đầu gây chấn thương sọ não, đang trong tình trạng hôn mê. Còn chị Bùi Thị Lảnh hiện đã tỉnh. Ngoài ra, toàn xã có 12 hộ bị tốc mái nhà (hư hỏng trên 70%). 14 hộ bị tốc mái từ 15 - 40 tấm proximăng, 26 nhà bị tốc từ 1 - 15 tấm proximăng. Dông lốc làm thiệt hại khoảng 5 ha hoa màu; thiệt hại 20 đàn ong của hộ ông Bùi Văn Thiết, xóm Đúng Thá; làm đổ gãy 6 cột đèn cao áp, 25 m tường bao tại xóm Bưng 1…

Ngay sau khi dông lốc xảy ra, chính quyền xã Thu Phong và người dân xóm Bưng 1 đã tới thăm hỏi, động viên, giúp gia đình chị Bùi Thị Miện lo hậu sự. Chị Bùi Thị Hòa, xóm Bưng 1 chia sẻ: Chiều 1/6, nhóm chúng tôi đi chăn trâu gồm 7 người. Trâu đang đằm dưới suối thì trời bỗng tối sầm kèm theo sấm chớp, dông lốc. Cứ nghĩ như mọi lần chúng tôi để trâu đằm xong mới cho về, không ngờ trên đường về dông lốc càng to. Chỉ còn cách nhà khoảng 70 m, bất ngờ thấy 1 tấm tôn bị gió lốc cuốn văng. Tôi cùng 3 người tránh vào gốc cây, khi dông lốc ngừng, chúng tôi không thấy các chị Bùi Thị Miện, Bùi Thị Lảnh, Bùi Thị Thi. Chúng tôi liền đi tìm thì thấy 3 chị bị thương nặng nằm dưới đất. Tôi cùng mọi người gọi người đến đưa đi cấp cứu. 

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Ngay sau khi thiên tai xảy ra, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện đã kịp thời tới thăm hỏi gia đình người tử vong và bị thương. Đồng thời, thực hiện phương châm "4 tại chỗ”, huy động lực lượng, phương tiện khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống cho người dân. Chủ động bố trí nơi ở cho những hộ bị tốc mái hoàn toàn. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các xã giúp Nhân dân tổ chức kiểm tra đồng ruộng, vườn, khẩn trương dựng lại diện hoa màu, cây cối có khả năng khắc phục được. Đối với diện tích mất trắng thì dọn dẹp đồng ruộng để trồng gối vụ, hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho kịp thời vụ.

Thời gian tới, các xã, thị trấn phải luôn sẵn sàng phương án ứng phó khi có tình huống, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư, phương tiện tại chỗ. Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn gia cố, tu sửa nhà cửa, công trình công cộng. Bên cạnh đó, Phòng NN&PTNT phối hợp với Trung tâm VH-TT&TT huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với thiên tai, như gia cố nhà cửa, che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN cần bám sát địa bàn phụ trách, để tham mưu giúp UBND huyện làm tốt công tác phòng, chống thiên tai.

Cùng với đó, huyện đã triển khai các hoạt động hỗ trợ. UBND huyện hỗ trợ gia đình người tử vong 5,4 triệu đồng, hỗ trợ người bị thương 3 triệu đồng/người. UBND xã Thu Phong hỗ trợ gia đình có người tử vong 3 triệu đồng, hỗ trợ 2 triệu đồng/người bị thương. Cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện quyên góp hỗ trợ 10 triệu đồng cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra…

Anh Bùi Văn Quang, xóm Bưng 1 chia sẻ: Dông lốc gây thiệt hại quá lớn cho người dân xã Thu Phong. Ngôi nhà tôi trong chốc lát bị cuốn bay. Ngay sau dông lốc, cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong cùng các nhà hảo tâm đã đến thăm hỏi, động viên gia đình. Lực lượng dân quân xã, chiến sỹ của Ban CHQS huyện đến hỗ trợ gia đình dọn dẹp khắc phục hậu quả. Tôi rất cảm kích trước những việc làm ý nghĩa của mọi người.


Thu Thủy

Các tin khác


Tháng 5, kim ngạch xuất khẩu tăng 32,5% so với tháng trước

(HBĐT) - Trong tháng 5/2020, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát ở trong nước; các nước dần mở cửa lại nền kinh tế. Do vậy, hoạt  động xuất, nhập khẩu dần được phục hồi. 

Tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong Lâm Sơn

(HBĐT) - Trước năm 1990, người dân xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Mật ong Lâm Sơn thơm ngon nổi tiếng bởi chất lượng tốt, giá thành hợp lý, tư thương khắp nơi tới thu mua. Nuôi ong lấy mật giúp nhiều hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, mật ong Lâm Sơn khó tiêu thụ. 

Giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 741 tỷ đồng

(HBĐT) - Kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2020 của tỉnh ta là 4.554,8 tỷ đồng, trong đó số vốn giao chi tiết trong kế hoạch đầu tư công là 3.948,8 tỷ đồng, đã phân bổ và thông báo chi tiết đến từng dự án số vốn 3.722,6 tỷ đồng; số vốn chưa giao chi tiết 226,2 tỷ đồng.

Cơ hội dài hạn trong thu hút đầu tư nước ngoài

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những dấu hiệu chuyển dịch từ các nước sang Việt Nam từ năm 2019, với mức 28% về số dự án, 7,1% về vốn đăng ký và 6,7% về vốn thực hiện so với năm 2018. Cùng với đó, số lượng các đoàn sang làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong năm 2019 cũng tăng khoảng 30%. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi trong những tháng đầu năm 2020.

Triển vọng từ đề án phát triển rừng sản xuất bền vững

(HBĐT) - Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có trên 73 nghìn ha rừng trồng sản xuất, trong đó, khoảng 20 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, chiếm 27% diện tích rừng trồng hiện có; cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, chế biến, khẳng định lợi ích kinh tế từ rừng, góp phần duy trì độ che phủ rừng toàn tỉnh trên 51%.

Biến đất trồng ngô thành vườn quả “vàng”

(HBĐT) - Là hộ tiên phong trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, từ diện tích đất trồng ngô và mía tím cho thu nhập không đảm bảo, ông Quách Công Tiến, xóm Kim Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi loại cây trồng. Đến nay, với nguồn thu nhập "khủng" từ vườn cây ăn quả, ông trở thành tấm gương sáng cho bà con trong vùng học tập, để từng bước thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục