(HBĐT) - Sáng 17/5, chúng tôi có mặt tại xã vùng cao Độc Lập (TP Hòa Bình), dọc đường vào xã, bí xanh chất thành từng đống, người dân hy vọng tư thương đến thu mua. Theo Chủ tịch UBND xã, chưa năm nào bí xanh bị rớt giá thê thảm như hiện nay.
Người dân xã Độc Lập (TP Hòa Bình) thu hoạch bí xanh nhưng chưa có đầu ra.
Theo tìm hiểu, những năm gần đây, người dân xã Độc Lập rất tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bí xanh, mướp đắng, lặc lày cho hiệu quả kinh tế cao. Những cây trồng này đã giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Vụ bí xanh năm 2020, toàn xã trồng hơn 30 ha. Cả 6/6 xóm đều trồng bí xanh. Đồng chí Nguyễn Ngọc Quế, Chủ tịch UBND xã cho biết: Mọi năm, bí xanh đầu vụ có giá khoảng 12.000 đồng/kg, sau đó giảm dần xuống 8.000 đồng, 6.000 đồng, cuối vụ, bí xấu thấp nhất cũng bán được khoảng 4.000 đồng/kg. Nhưng năm nay chỉ có 3, 4 hộ bán được đầu vụ 12.000 đồng/kg, sau đó, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tư thương không đến thu mua được, dẫn đến bí xanh tồn đọng. Bí xanh thường được thu mua cho các bếp ăn của công ty, nhà máy, trường học, nhưng do giãn cách xã hội, học sinh nghỉ học gần 3 tháng dẫn đến không có đầu ra. Toàn xã trồng 30 ha bí xanh, năng suất trung bình khoảng 30 tấn/ha, tổng sản lượng toàn xã khoảng 900 tấn, nhưng nay mới bán được khoảng 50%. Giá bí xanh hiện xuống quá thấp, khiến nguy cơ thua lỗ của người dân rất lớn.
Cùng đồng chí Chủ tịch UBND xã, chúng tôi đi khảo sát thực tế tại các xóm Nội, Nưa, Mường Dao - là những xóm trồng nhiều bí xanh nhất của xã Độc Lập. Như mọi năm, thời điểm này bí xanh đã bán gần hết, bà con chuẩn bị cho vụ mới sẽ xuống giống vào đầu tháng 8. Ông Nguyễn Văn Năng, Trưởng xóm Nội cho biết: Toàn xóm Nội trồng 6,5 ha, đây là cây trồng chủ lực của xóm. Đến thời điểm này, lượng bí xanh còn tồn đọng khá nhiều, một số hộ thu hoạch mang về nhà cất trữ chờ giá lên, một số hộ vẫn để bí ngoài ruộng chưa thu. 1 ha nếu đầu tư mới để trồng bí xanh chi phí hết khoảng 60 triệu đồng, nếu trồng vụ 2 hết khoảng 30 triệu đồng. Với giá bí xanh thấp như hiện nay thì người dân chắc chắn lỗ. Hy vọng những ngày tới, sau dịch Covid-19, các hoạt động bình thường trở lại thì việc tiêu thụ sẽ khả quan hơn. Nếu giá cứ thấp thế này thì sang tháng 7, người dân bắt buộc vẫn phải thu hoạch vì còn phải làm đất, chuẩn bị xuống giống vụ sau vào khoảng đầu tháng 8.
Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Chúng tôi rất chia sẻ với người dân, bí xanh là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân có thêm thu nhập để thoát nghèo. Việc bí xanh mất giá như hiện nay là điều không mong muốn. Người dân đang cần các cấp chính quyền, các ngành quan tâm tìm đầu ra, giúp đỡ người dân tháo gỡ khó khăn, tiêu thụ lượng bí xanh đang tồn đọng quá lớn hiện nay.
Dương Liễu
Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.
(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.
Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...
(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.