(HBĐT) - Nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh (SX-KD), các cấp Hội LHPN huyện Tân Lạc đã chủ động, sáng tạo triển khai nhiều mô hình, việc làm phù hợp, giúp hội viên, phụ nữ tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, sáng tạo khởi nghiệp.

Phong trào hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế luôn được các cấp Hội xác định là công tác trọng tâm, nhằm hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế vươn lên làm chủ, phát huy lợi thế, tiềm năng của phụ nữ trong SX-KD, tạo điều kiện giúp phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho kinh tế địa phương, góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ khá. Đồng chí Bùi Minh Hồng, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Để xác định hướng hỗ trợ phù hợp, các cấp Hội đã rà soát nhu cầu việc làm đối với phụ nữ có ý tưởng kinh doanh, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho phụ nữ lồng ghép trong các chương trình hoạt động Hội. Bên cạnh đó, các cấp Hội ký kết chương trình quản lý ủy thác Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, hướng dẫn phụ nữ tiếp cận nguồn vốn thông qua các kênh vay vốn của ngân hàng.

Trong 5 năm qua, Hội đã hỗ trợ thành lập 3 hợp tác xã (HTX) do phụ nữ làm chủ (HTX sản xuất rau an toàn tại xã Quyết Chiến; HTX nông nghiệp sạch xã Lỗ Sơn; HTX cây sachi và cây dược liệu tại xã Địch Giáo); hỗ trợ các HTX tham gia giới thiệu sản phẩm và kết nối thị trường thông qua "Phiên chợ truyền thống - câu chuyện khởi nghiệp"; "Ngày hội sáng tạo khởi nghiệp" do Hội LHPN tỉnh tổ chức, Hội LHPN huyện tham gia trưng bày các sản phẩm đặc trưng của địa phương, như: bưởi đỏ, bưởi da xanh Tân Lạc, quýt Nam Sơn, rau su su Quyết Chiến, khoai lang Phú Cường… Hỗ trợ 5 chị khởi sự kinh doanh thông qua các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức khởi sự kinh doanh, quản lý kinh doanh. Ngoài ra, Hội đã chọn, cử 2 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp do Hội LHPN tỉnh phối hợp Sở KH&CN tổ chức, trong đó, ý tưởng "HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến” đạt giải nhì, ý tưởng "HTX nông nghiệp sạch xã Lỗ Sơn” đạt giải ba. 

Bên cạnh đó, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình luôn được các cấp Hội chú trọng chỉ đạo thực hiện. Các cơ sở Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo, hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế, như: xây dựng quỹ Hội cho hội viên vay, tiết kiệm tại chi, tổ hội, góp vốn xoay vòng. Đến nay, mô hình tiết kiệm có 124 tổ với 3.964 thành viên, tiết kiệm được 1.497 triệu đồng, cho 353 thành viên vay vốn; mô hình góp vốn xoay vòng giúp nhau phát triển kinh tế có 25 nhóm, với 1.290 thành viên, góp được 1.560 triệu đồng, cho 226 thành viên vay; mô hình tín dụng tiết kiệm có 43 tổ với 1.241 thành viên, tiết kiệm 1.761 triệu đồng, cho 255 thành viên vay vốn. Từ phong trào hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế đã xuất hiện nhiều mô hình, cá nhân, tập thể làm kinh tế giỏi, tiêu biểu như: mô hình nuôi lợn dược liệu của chị Bùi Thị Hương Huế, xóm Tân Lập, xã Lỗ Sơn; mô hình chăn nuôi và trồng cây có múi thu nhập 300 triệu đồng/năm của chị Bùi Thị Vân, xóm Ổ Gà, xã Đông Lai; mô hình trồng quýt của chị Hà Thị Nực, xóm Xôm, xã Nam Sơn cho thu nhập 800 triệu đồng/năm… 

Đồng chí Bùi Minh Hồng, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết thêm: Trong thời gian tới, Hội LHPN huyện tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ chủ động, sáng tạo triển khai nhiều mô hình, việc làm phù hợp điều kiện từng địa phương. Qua đó, giúp hội viên, phụ nữ tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, sáng tạo khởi nghiệp thành công, nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.


Đỗ Hà

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục