(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo mới đây của Sở KH&ĐT, kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là 4.421.825 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 4.910,825 tỷ đồng, trong đó, số vốn giao chi tiết trong kế hoạch đầu tư công năm 2020 là 4.298,805 tỷ đồng, gồm: vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh 1.998,470 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư thực hiện các chương trình mục tiêu (CTMT) 461,716 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA), bao gồm cả CTMT ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh 734,500 tỷ đồng; vốn CTMT quốc gia 754,119 tỷ đồng; vốn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2018 là 350 tỷ đồng.

 


Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 là một trong những công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, song hiện đang khó khăn về tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư.

Đến hết tháng 7, UBND tỉnh đã phân bổ hết số kế hoạch VĐTC năm 2020 được giao theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Song, tỷ lệ giải ngân VĐTC của tỉnh đạt thấp so với bình quân cả nước, nhất là vốn ODA.

Tính đến hết ngày 31/7/2020, số kế hoạch vốn đã giải ngân là 1.455,98 tỷ đồng, đạt 33,9% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và 32,9% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể: Vốn cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 887,4 tỷ đồng, đạt 44,4% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao, 41,8% kế hoạch vốn Thủ tướng giao. Vốn ngân sách T.Ư trong nước giải ngân 456,678 tỷ đồng, đạt 37,7% kế hoạch vốn năm 2020 của HĐND tỉnh và Thủ tướng giao, trong đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ các CTMT giải ngân 147,36 tỷ đồng, đạt 56,1% kế hoạch vốn giao; vốn CTMT quốc gia giải ngân 283,17 tỷ đồng, đạt 37,5% kế hoạch vốn giao. Vốn ODA giải ngân 73,29 tỷ đồng, mới đạt 10% kế hoạch vốn giao. Vốn bổ sung kế hoạch năm 2020 từ nguồn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2018 giải ngân 36,6 tỷ đồng, đạt 10% kế hoạch vốn giao.

Ngoài ra, theo số liệu tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh, tổng số vốn kéo dài thời gian thực hiện giải ngân kế hoạch ĐTC từ năm 2018, 2019 sang năm 2020 là 380.946 tỷ đồng. Vốn trái phiếu Chính phủ kéo dài từ giải ngân từ năm 2018 sang năm 2020 là 159,965 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/7/2020, số vốn kéo dài từ năm 2019 chuyển sang mới giải ngân 60,8 tỷ đồng, đạt 31,3% kế hoạch vốn giao. Vốn trái phiếu Chính phủ kéo dài từ năm 2018 sang giải ngân 32,05 tỷ đồng, chỉ đạt 17,2% kế hoạch vốn giao.

Đồng chí Quách Tất Liêm, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Hiện nay, giải ngân VĐTC là vấn đề hết sức cấp bách. Bởi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đối với các dự án đến ngày 30/9/2020 có tỷ lệ giải ngân dưới 60%, thì Thủ tướng sẽ điều chỉnh vốn. Vấn đề đặt ra nữa là số vốn chuyển tiếp từ năm 2018, 2019 sang năm 2020, Thủ tướng chỉ đạo đến ngày 30/8/2020 không giải ngân được thì sẽ điều chỉnh nguồn vốn ngay. Trước thực tế này, Sở KH&ĐT đã có văn bản đôn đốc, yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chủ đầu tư chưa nêu cao trách nhiệm. Còn có các dự án đã được bố trí vốn để hoàn trả vốn ứng trước ngân sách tỉnh, ngân sách T.Ư nhưng đến nay chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục hoàn ứng tại KBNN.

Qua tìm hiểu được biết, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, giải ngân kế hoạch ĐTC năm 2020 ngoài nguyên nhân về cơ chế, chính sách, tác động của dịch bệnh, thì việc nguồn thu xổ số kiến thiết và sử dụng đất chưa đảm bảo theo kế hoạch được duyệt cũng là nguyên nhân lớn. Bên cạnh đó, một số nguồn vốn vừa được giao bổ sung từ tháng 6, 7/2020, trong đó có các dự án khởi công mới, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, nên chưa đủ điều kiện thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn được giao...

Hiện, tỷ lệ giải ngân VĐTC của tỉnh tăng rất chậm, bình quân chỉ đạt 1%/ngày. Để đảm bảo tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/9 đạt 60%, số kế hoạch vốn phải thực hiện giải ngân trong 2 tháng 8, 9 là 1.197 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, một số chương trình có tỷ lệ giải ngân thấp, do đó, số vốn cần phải thực hiện giải ngân từ nay đến 30/9 khá lớn như: nguồn ngân sách tỉnh khoảng 400 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư từ nguồn dự phòng chung kế hoạch trung hạn 119 tỷ đồng, vốn CTMT quốc gia 114 tỷ đồng, vốn ODA khoảng 300 tỷ đồng, kế hoạch vốn từ nguồn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2018 (các dự án thuộc đề án vùng hồ) 173 tỷ đồng.

Trước yêu cầu cấp bách, lãnh đạo Sở KH&ĐT đề nghị: UBND tỉnh tổ chức giao ban hàng tuần, giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng dự án để có khối lượng. Sở KH&ĐT sẽ khẩn trương trình UBND tỉnh kế hoạch điều chỉnh vốn cho các dự án. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, chủ đầu tư nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh giải ngân kế hoạch VĐTC. Các chủ đầu tư được giao kế hoạch vốn từ nguồn thu sử dụng đất có nhu cầu giải ngân sớm gửi hồ sơ đến Sở Tài chính để làm căn cứ điều hành dự toán...

Về vấn đề này, UBND tỉnh đã yêu cầu lãnh đạo các địa phương, chủ đầu tư phải xác định giải ngân VĐTC là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm. UBND tỉnh cương quyết chỉ đạo thu hồi vốn đối với các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp điều chuyển sang dự án cần vốn, có khả năng giải ngân. Đối với những dự án được giao kế hoạch vốn từ đầu năm phải đảm bảo tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/9 đạt trên 60%, đến ngày 31/1/2021 đạt 100% kế hoạch vốn giao. Trường hợp các dự án không còn nhu cầu vốn, không có khả năng thực hiện hoặc không sử dụng hết kế hoạch vốn giao thì đề xuất phương án cắt giảm, điều chỉnh vốn cho các dự án khác cho nhu cầu và có khả năng giải ngân tốt hơn...

                                                                   Bình Giang


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục