(HBĐT) - Năm 2017, với tổng ngân sách hỗ trợ 1,5 tỷ đồng, huyện Lạc Thủy thực hiện 3 dự án: Liên kết sản xuất, tiêu thụ ớt và bí đỏ; sản xuất rau an toàn; chuỗi liên kết tiêu thụ gà ri Lạc Thủy. UBND huyện giao Phòng NN&PTNT làm đại diện chủ đầu tư, phối hợp với các xã trong vùng dự án. Công ty TNHH Ớt Việt Nam, HTX Nông sản thực phẩm an toàn huyện Lạc Thủy và Công ty CP Nông nghiệp xanh miền Bắc là 3 đơn vị bao tiêu sản phẩm của các HTX, hộ tham gia dự án.

 


Hợp tác xã Minh Đức, thôn Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) cung cấp ra thị trường khoảng 1 vạn gà thương phẩm và hàng chục vạn gà  giống chất lượng mỗi năm, góp phần giữ gìn, phát triển thương hiệu "Gà Lạc Thủy".

Tại các xã: Yên Bồng, Thống Nhất, Hưng Thi, Khoan Dụ và thị trấn Chi Nê, từ năm 2017 - 2018, dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ ớt và bí đỏ lần lượt được triển khai với 15,8 ha ớt cay, trên 13 ha bí đỏ, có 102 hộ tham gia. Quá trình thực hiện dự án luôn có sự đồng hành của Trạm KN-KL, Trạm TT&BVTV. Các hộ tham gia chuỗi liên kết được đội ngũ cán bộ chuyên môn tư vấn về quy trình kỹ thuật, cung ứng vật tư đầu vào phù hợp. Nhờ đó, 2 loại cây này phát triển, sinh trưởng tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác. Chuỗi liên kết cũng đã ký được 3 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. 

Đối với dự án sản xuất rau an toàn, huyện đã triển khai trồng các loại rau trên diện tích tập trung tại thị trấn Chi Nê và xã Đồng Tâm. Đến nay, tổng diện tích rau mở rộng gần 26 ha, sản xuất hoàn toàn theo quy trình VietGAP, đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm. Các chuỗi liên kết sản xuất rau an toàn đã ký 2 hợp đồng với đơn vị bao tiêu sản phẩm. Cũng trong năm 2017, huyện đã hỗ trợ 8.000 con giống, 20 tấn thức ăn cho gà cho 20 hộ tham gia chuỗi sản xuất gà ri Lạc Thủy. Quy trình chăn nuôi được các đơn vị chuyên môn theo dõi, nắm bắt tình hình để tư vấn, kịp thời hỗ trợ xử lý khi phát hiện có dịch bệnh.  

Gần đây nhất, năm 2019, huyện triển khai dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ dưa bao tử tại xã Khoan Dụ, Thống Nhất, thị trấn Chi Nê với tổng diện tích 6 ha. Đây là loại dưa có thời gian sinh trưởng nhanh, sau khoảng 35 ngày có thể thu hoạch, 1 năm có thể trồng 3 vụ. Chi phí đầu tư sản xuất không nhiều, phù hợp trồng trên đất trồng lúa, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả. Toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch của 14 hộ trong chuỗi được Công ty CP SX-XNK thủ công mỹ nghệ và nông sản tổng hợp (Hagimex JSG) bao tiêu, với giá từ 3.000 - 11.000 đồng/kg tùy từng loại.  
 
 Qua đánh giá, việc triển khai các dự án đã góp phần hình thành vùng sản xuất ớt, rau an toàn, đồng thời tạo nên thương hiệu "Gà Lạc Thủy". Đến nay, giá trị thu được trên những diện tích rau an toàn và ớt đạt khoảng 120 triệu đồng/ ha; trên diện tích trồng dưa chuột bao tử đạt khoảng 110 triệu đồng/ha. Chuỗi sản xuất gà ri Lạc Thủy đã ký kết trên 20 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị trong và ngoài tỉnh. Các HTX, nông hộ từng bước nâng cao thu nhập, hộ ít nhất thu nhập mỗi năm cũng vài trăm triệu đồng, nhiều hộ sản xuất quy mô lớn thu nhập hàng tỷ đồng/năm. 

Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Để nâng cao giá trị nông sản qua liên kết chuỗi, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, trong năm nay, huyện tiếp tục hỗ trợ dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ dưa bao tử mở rộng diện tích thêm 2 ha tại xã Khoan Dụ, Thống Nhất. Bên cạnh đó, cân đối ngân sách hỗ trợ cho dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ ngô sinh khối tại xã Khoan Dụ với tổng diện tích  60 ha trồng ngô ngọt và ngô nếp. Đồng thời, ký hợp đồng tiêu thụ với Công ty Xuất nhập khẩu Duy Bảo, phục vụ xuất khẩu ngô sang thị trường Hàn Quốc.

Thu Hằng

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục