(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, những năm gần đây, hoạt động liên kết hợp tác trên tất cả các lĩnh vực được tăng cường và có hiệu quả thiết thực, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp. Qua đó khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.


Nhờ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc đã đến với nhiều thị trường trong nước.

Nếu so với nhiều năm trước, những năm gần đây, tỉnh được biết đến là địa phương có nhiều hoạt động hợp tác thiết thực. Các ngành chức năng đã tham mưu cho tỉnh tổ chức nhiều hoạt động liên kết hợp tác, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, thương mại, công nghiệp. Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh năm 2018 ghi nhận hơn 4 tỷ USD đăng ký đầu tư vào địa bàn. Đến nay, hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng, địa phương khảo sát, nghiên cứu, đề xuất các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, sinh thái, nghỉ dưỡng, công nghiệp phụ trợ, du lịch hồ Hòa Bình... được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội lớn cho sự bứt phá mạnh mẽ của tỉnh trong những năm tới đây. Hoạt động liên kết phát triển du lịch thời gian qua khá sôi động. Tuần Văn hóa - du lịch tỉnh năm 2019 với nhiều hoạt động phong phú góp phần tôn vinh giá trị văn hóa, vùng đất, con người tỉnh Hòa Bình, đồng thời quảng bá đến bạn bè trong nước, quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh, cũng như đẩy mạnh hợp tác liên kết xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch…

Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức liên kết hợp tác với các địa phương trong khu vực. Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Hoạt động liên kết phát triển du lịch đang được đẩy mạnh. Sở đã tham mưu UBND tỉnh phối hợp đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động hợp tác phát triển du lịch. Theo đó, đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại huyện Đà Bắc, 2 xã người Mông (Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu). Tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, hợp tác với TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, gặp gỡ các đối tác, doanh nghiệp, kết nối các doanh nghiệp, công ty lữ hành khảo sát xây dựng tour, tuyến, sản phẩm du lịch khu vực hồ Hòa Bình và các điểm du lịch trên địa bàn; tham gia hội chợ xúc tiến du lịch tại các tỉnh, thành phố lớn…

Hoạt động liên kết hợp tác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, mang lại những kết quả khả quan. Ngành chức năng tham mưu cho tỉnh tổ chức các hoạt động xúc tiến, hợp tác như liên kết sản xuất, đưa những sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của tỉnh đến với thị trường Hà Nội và một số tỉnh trọng điểm. Tỉnh đã tổ chức các hội chợ nông sản, lễ hội cây có múi, lễ hội cam Cao Phong; hội nghị xúc tiến thương mại và liên kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản tại Hòa Bình; hội nghị kết nối giao thương, kết nối cung - cầu hàng hóa với TP Hà Nội… Cuối năm 2019, tỉnh tổ chức Tuần lễ nông sản tỉnh Hòa Bình tại thị trường Hà Nội, thu hút sự tham gia của 18 doanh nghiệp, HTX trong tỉnh với 22 gian hàng, trưng bày giới thiệu các mặt hàng đặc sản chất lượng, đầy đủ tem truy xuất nguồn gốc, như: cam Cao Phong, bưởi đỏ, bưởi da xanh Tân Lạc; rau củ quả Lương Sơn, Yên Thủy, các loại trà túi lọc; tôm, cá sông Đà; gà ri Lạc Sơn... Đây là dịp để các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp của Hòa Bình tiếp cận, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, đặc sản an toàn, chất lượng với các doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh lân cận; tạo điều kiện cho các nhà vườn, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh liên kết tiêu thụ nông, thủy sản chất lượng, an toàn với các doanh nghiệp phân phối trong và ngoài nước; đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá, xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch. Những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, nhãn Sơn Thủy, rau su su Quyết Chiến, rau hữu cơ Lương Sơn, hạt dổi Lạc Sơn, mía tím, mật ong, cá lòng hồ sông Đà... đã gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Tại Tuần lễ này đã diễn ra ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa Big C với 5 đơn vị của tỉnh nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Hòa Bình tại hệ thống siêu thị Big C của Tập đoàn Central Retail Việt Nam.

Bên cạnh đó, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo đồng bộ các hoạt động đối ngoại, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân. Theo đó, duy trì, tăng cường quan hệ truyền thống, triển khai biên bản ghi nhớ với tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Luông Pha Băng (Lào); ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh Tuv (Mông Cổ); mở rộng quan hệ với một số tỉnh của Hàn Quốc; triển khai các cam kết thỏa thuận quốc tế đã ký với các tổ chức quốc tế; duy trì, triển khai hiệu quả dự án viện trợ của các tổ chức phi chính phủ theo quy định… mang lại hiệu quả thiết thực.

Quan hệ ngoại giao cấp địa phương với bạn bè quốc tế được mở rộng. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh thu hút được 134 dự án, nguồn viện trợ chính phủ nước ngoài, tổng giá trị 28,6 triệu USD; thu hút được 284 dự án đầu tư, trong đó có 17 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 41.624 tỷ đồng và 275,7 triệu USD. Qua đánh giá, hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật, bảo vệ môi trường, chăm lo cải thiện đời sống người lao động, góp phần quan trọng nâng cao giá trị xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.


Lê Chung

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục