(HBĐT) - Sau 10 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) có bước chuyển mình mạnh mẽ. Tính đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 38,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,3%. Đó là kết quả đồng sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân trong thực hiện chương trình xây dựng NTM, hoàn thành lợi thắng các nhiệm vụ phát triển KT - XH.
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đầu tư, xây dựng thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu của Nhân dân.
Sải bước trên con đường bê tông ở xóm Ngay, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay, khởi sắc với những căn nhà bê tông khang trang, xây dựng kiên cố. Qua tìm hiểu được biết, xóm Ngay có xuất phát điểm thấp, địa bàn rộng, dân cư sinh sống rải rác, không tập trung. Năm 2011, thu nhập bình quân chỉ đạt khoảng 7 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 40%. Kinh tế chủ yếu dựa vào cây mía, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
Ông Bùi Văn Thạch, Trưởng xóm Ngay phấn khởi chia sẻ: "Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, Nhân dân trong xóm rất đồng tình, ủng hộ với chủ trương của Đảng, Nhà nước. Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, người dân tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở. Huy động ngày công, hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu. Đến nay, thu nhập đã bằng với mức bình quân chung của xã, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 20%. Duy trì phát triển 100 ha mía các loại, 30 ha cây ăn quả có múi đang cho thu bói”.
Ngay sau khi triển khai chương trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền xã xác định công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ then chốt giúp Nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình nhằm thay đổi diện mạo nông thôn. Theo đó, Ban chỉ đạo xã đã bám sát các văn bản, kế hoạch của T.Ư, tỉnh, huyện để chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp. Giai đoạn 2011 - 2020, tổng kinh phí huy động để thực hiện xây dựng NTM đạt 99,9 tỷ đồng, trong đó: ngân sách T.Ư 23,9 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 14,8 tỷ đồng, ngân sách huyện 16,4 tỷ đồng. Vốn lồng ghép từ các dự án khác 5,6 tỷ đồng. Huy động Nhân dân đóng góp 39 tỷ đồng, trong đó, tiền mặt 24,8 tỷ đồng, ngày công quy ra tiền 14,1 tỷ đồng, hiến 32.270 m2 đất các loại.
Tính đến hết năm 2019, hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu như điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Tỷ lệ gia đình văn hóa chiếm 84%, 3/4 xóm được công nhận "Làng văn hóa”. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, tổng diện tích cây trồng hàng năm, lúa 2 vụ 269,7 ha, ngô 61,7 ha, mía 295 ha, cây ăn quả có múi 82,6 ha. 2 HTX được thành lập giải quyết nguồn lao động địa phương. Đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt, ANCT - TTATXH trên địa bàn được giữ vững.
Đồng chí Đinh Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Theo thống kê, rà soát của các ngành chức năng, đến nay, xã đã đạt 19 tiêu chí trong xây dựng NTM, dự kiến sẽ công bố về đích trong năm 2020. Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục hoàn thành, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ để đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu. Tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Qua đó, hướng đến mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.
Đức Anh
Nguồn vốn vẫn là một trong những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Theo khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có hơn 70% doanh nghiệp bất động sản phản ánh các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng tới hoạt động của doanh nghiệp. Cả 3 dòng tiền chính của doanh nghiệp bất động sản là từ khách hàng, phát hành trái phiếu và vốn tín dụng ngân hàng đều đang vướng.
Nhằm đánh giá, thúc đẩy xuất khẩu các loại nông sản chủ lực của tỉnh thông qua công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngày 1/12, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức đoàn công tác làm việc với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu năm 2023.
Nâng cao chất lượng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) được Ban Quản lý các KCN tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng, là cơ sở thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Trên địa bàn tỉnh đã có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch trên 1.507 ha; trong đó 2 KCN đã được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; một số KCN có tỷ lệ lấp đầy khá, như: KCN Lương Sơn đạt 100%; KCN Bờ trái sông Đà 91,53%; KCN Nam Lương Sơn 60,08%...
Những ngày này, người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) hối hả thu hoạch dong riềng. Giá dong riềng được tư thương thu mua với giá 17 nghìn đồng/10 kg, cao gần gấp đôi so với vụ năm ngoái.
Theo số liệu báo cáo, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng 11/2023 ước thực hiện 1.083.752 triệu đồng, so với tháng 10 tăng 30.712 triệu đồng (tăng 2,92%), so với cùng kỳ năm trước giảm 2,33%.
Chiều 30/11, tỉnh Bắc Kạn long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Kạn.