(HBĐT) - Trong thời gian qua, nguồn lực về vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của Agribank Lạc Thuỷ có vai trò quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy KT-XH địa phương. Đặc biệt, 100% dư nợ của Agribank Lạc Thủy được tập trung cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT).


Agribank Lạc Thủy tích cực thực hiện các giải pháp huy động vốn, tạo điều kiện để người dân được vay vốn thuận lợi, góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương.

Agribank Lạc Thuỷ là một trong những đơn vị chủ lực trong cung cấp nguồn vốn phục vụ SX-KD trên địa bàn. Nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng, đơn vị tích cực thực hiện các giải pháp huy động vốn, tạo điều kiện để người dân được vay vốn thuận lợi. 

Thống kê đến ngày 31/8/2020, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 712 tỷ đồng, tăng 89 tỷ đồng (tăng 14,3%) so với thời điểm 31/12/2019. Chưa hết quý III/2020, Agribank Lạc Thuỷ đã huy động vốn đạt 102% kế hoạch năm 2020, trong đó, tiền gửi dân cư đạt 703 tỷ đồng, tăng 90 tỷ đồng so với đầu năm (tăng 15%), chiếm tỷ trọng 98,7% tổng nguồn vốn nội tệ. 

Với nguồn vốn huy động, Agribank Lạc Thuỷ đã triển khai có hiệu quả hỗ trợ hoạt động SX-KD trên địa bàn. Tính đến đầu tháng 9/2020, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 689 tỷ đồng, đạt 95,7% kế hoạch quý III/2020. Trong đó, riêng dư nợ thông thường 686 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,7% tổng dư nợ; giảm 26 tỷ đồng so với đầu năm, giảm 3,7%. Đáng chú ý, đến nay, 100% dư nợ của Agribank Lạc Thuỷ đều tập trung cho phát triển NNNT.

Thực tế những năm qua, Agribank Lạc Thuỷ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của huyện, trở thành địa chỉ tin cậy đối với người dân trong việc hỗ trợ vốn vay phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp. 

Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Từ nguồn vốn chủ lực của Agribank cùng các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, thời gian qua, kinh tế huyện có những chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực NNNT. Điển hình về trồng trọt, trên địa bàn đã cơ bản hình thành vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung, tổng diện tích gần 1.319 ha. 

Huyện cũng phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung với tổng diện tích sản xuất gần 100 ha. Ngoài ra, trong huyện đã, đang phát huy hiệu quả vùng trồng chè Sông Bôi, quy mô 230 ha, sản lượng 4.140 tấn, tập trung tại các xã Phú Thành, Phú Nghĩa; vùng trồng na tập trung quy mô 30 ha tại xã Đồng Tâm... 

Chăn nuôi phát triển mạnh với tỷ lệ gà chăn nuôi gia trại, trang trại chiếm 75%. Đàn dê phát triển tốt, trở thành sản phẩm chủ lực, đứng vững trên thị trường. Huyện cũng phát triển hơn 10.000 đàn ong nội lấy mật, sản lượng mật năm 2019 ước đạt 100 tấn... Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của huyện tính đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 5,5%. 

Theo bà Trịnh Thị Tuyết Lan, Giám đốc Agribank Lạc Thuỷ, thời gian tới, đơn vị phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục củng cố công tác tổ nhóm tại các xã, thị trấn. Chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phát huy khai thác khách hàng truyền thống; nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay, mở rộng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với chất lượng, an toàn vốn. 

Với sự đồng hành của Agribank Lạc Thuỷ trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện, cùng với kế hoạch tăng trưởng dư nợ của đơn vị, tiếp tục tạo điều kiện giúp người dân tiếp cận được với các chính sách và vốn vay để SX-KD, nhất là trong đẩy mạnh phát triển lĩnh vực NNNT, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.


 Hồng Trung

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục