(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã có trên 30 ha mía tím được tiêu thụ, nhiều diện tích mía tơ, mía lứa sớm đã đến kỳ thu hoạch. Vụ này, chất lượng mía tím ổn định, mẫu mã đẹp hơn so với vụ mía trước.


Những hôm trời nắng, tư thương đã bắt đầu thu mua mía tím của người dân. Ảnh chụp tại xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc).

Tân Lạc là một trong những vùng trồng mía nổi tiếng của tỉnh, nổi bật là trồng mía tím. Những năm trở lại đây, tình hình tiêu thụ mía tím trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn nên diện tích trồng giảm mạnh so với trước. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện, vụ này, tổng diện tích trồng mía toàn huyện là 1.235 ha, trong đó, diện tích mía tím 988,2 ha. Cây mía tím vẫn được trồng nhiều nhất ở các xã: Mỹ Hòa, Trung Hòa, Phú Vinh, dọc theo đường 12B và lác đác ở các xã dọc tỉnh lộ 436. Đồng chí Bùi Minh Quế, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Đến thời điểm này, nhiều diện tích mía của bà con trong huyện đã đến kỳ thu hoạch, đặc biệt là diện tích trồng bằng mía mô (khoảng 50 ha) phát triển tốt, cây mía to, dóng dài,  màu đẹp. Toàn huyện đã tiêu thụ được hơn 33 ha  mía tím, với giá bán từ 5 - 7 nghìn đồng/cây, tùy chất lượng mía và khu vực trồng mía. Theo đó, giá mía ở các vùng trồng mía nổi tiếng như xã Mỹ Hòa, Phú Vinh bán được giá cao hơn, còn các xã khác giá thấp hơn từ 1 – 2 nghìn đồng/cây.

Xã Mỹ Hòa là một trong những vùng trồng mía tím nổi tiếng của huyện. Mía được trồng trên đồng đất của xã cho chất lượng thơm ngon, màu tím đậm, được tư thương ưa chuộng. Trước đây, có thời điểm diện tích trồng mía tím của xã lên tới 400 ha. Thế nhưng, do đầu ra bấp bênh nên diện tích trồng mía tím ở Mỹ Hòa đã giảm mạnh, vụ này chỉ còn trên 140 ha. Dù vậy, thực tế có thể thấy, vụ này, mía tím ở Mỹ Hòa chất lượng ổn định, mẫu mã đẹp hơn so với vụ trước, nhất là đối với diện tích mía tơ (mía cho thu hoạch vụ đầu). Đồng chí Bùi Văn Dềnh,  Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa cho biết: Mía tím vẫn được trồng nhiều nhất ở các xóm Chù Bụa, Đon, Chuông. Đến thời điểm này, diện tích mía mô đã đến kỳ thu hoạch, còn diện tích mía lưu gốc đến giáp Tết mới cho thu hoạch. Những hôm trời nắng ráo vừa rồi, tư thương đã bắt đầu đến đặt mua một số vườn, hiện đã có 2 hộ dân bán mía với giá bán 7.000 đồng/cây.
 
Giai đoạn 2016-2020, nguồn lực dành cho chương trình mục tiêu CNTT trên 39 tỷ đồng (ngân sách T.Ư 19,720 tỷ đồng, ngân sách địa phương 19,370 tỷ đồng).

Sở KH&ĐT là một trong những đơn vị tích cực trong cung cấp và thực hiện DVCTT mức độ 3, 4. Thực hiện cơ chế giải quyết TTHC "4 tại chỗ” tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh với lĩnh vực đăng ký thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Giai đoạn 2017 - 2020, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 8.392 hồ sơ TTHC. Trong đó có 6.017 hồ sơ giải quyết theo DVCTT mức độ 3, 4; rút ngắn thời gian so với quy định từ 1/2 - 1 ngày làm việc. Tuy nhiên, việc thực hiện đăng ký hồ sơ qua mạng gặp nhiều khó khăn. Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Bùi Thị Hạnh cho biết: Các tổ chức, cá nhân chưa nghiên cứu kỹ các thủ tục, hồ sơ, thể thức văn bản. Nhiều hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh phải trả lời thông báo đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung nhiều lần, thậm chí có doanh nghiệp phải bổ sung 5 - 6 lần dù đã có thông báo sửa đổi nội dung cụ thể. 70% hồ sơ qua mạng phải bổ sung, sửa đổi.


Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục