Phấn đấu hợp long cầu Hòa Bình 2 vào cuối năm 2020
Thứ năm, 19/11/2020 | 10:21:26 Sáng
(HBĐT) - Dự án cầu Hòa Bình 2 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2536/QĐ-UBND, ngày 30/10/2018, tổng mức đầu tư 590,81 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đây là công trình giao thông trọng điểm, sau khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông, là điểm nhấn về cảnh quan, kiến trúc, thúc đẩy đầu tư mở rộng không gian đô thị của TP Hòa Bình.
Cầu Hòa Bình 2 (TP Hòa Bình) đang được nhà thầu gấp rút thi công để hợp long theo kế hoạch.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án này và dự án đường nối quốc lộ (QL) 6 với đường Chi Lăng, BTV Tỉnh ủy đã có Kết luận số 303, ngày 15/4/2020 về ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các dự án. Trong đó, BTV Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tập trung lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở GTVT (chủ đầu tư dự án) phối hợp nhà thầu, các đơn vị liên quan xây dựng tiến độ chi tiết, mục tiêu trong quý IV/2020 hợp long cầu, hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng cầu Hòa Bình 2 chậm nhất trong quý I/2021. BTV Tỉnh ủy cũng chỉ đạo ưu tiên bố trí nguồn vốn phù hợp khả năng giải ngân theo giá trị khối lượng công việc hoàn thành của dự án, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Thực hiện dự án, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai từ tháng 9/2019, với diện tích gần 42.600 m2 đất các loại (phường Thịnh Lang 26.490,1 m2, phường Đồng Tiến 16.109,8m2). Có 79 hộ gia đình, tổ chức trong phạm vi giải phóng mặt bằng, trong đó, phường Thịnh Lang 13 hộ, 2 tổ chức; phường Đồng Tiến 62 hộ, 2 tổ chức. Dự kiến bố trí tái định cư cho 26 hộ (phường Thịnh Lang 3 hộ, phường Đồng Tiến 23 hộ).
Tính đến ngày 15/11, UBND TP Hòa Bình đã ban hành 7 quyết định phê duyệt phương án, dự toán bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với 75 cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng, còn 4 cá nhân thuộc phường Đồng Tiến chưa lập được phương án bồi thường. Đồng thời, tổ chức chi trả cho 51/79 cá nhân, tổ chức, tuy nhiên, vị trí đã nhận tiền không liên tục, dẫn đến không đủ mặt bằng để triển khai thi công. Vẫn còn 18 hộ ở phường Đồng Tiến, 6 hộ phường Thịnh Lang chưa nhận tiền đền bù. Bên cạnh đó, xây dựng khu tái định cư đã hoàn thành 80% giá trị hợp đồng. Còn hạng mục thi công mặt đường bê tông nhựa chưa thực hiện, do đó chưa bố trí được cho các hộ, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án.
Trao đổi về dự án cầu Hòa Bình 2, ông Bùi Ngọc Tâm, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cho biết: Nếu như hoàn thành giao mặt bằng vào ngày 30/11 tới, dự án vẫn chậm khoảng hơn 1 tháng so với kế hoạch đề ra. Giải quyết khó khăn, vướng mắc về mặt bằng nhằm triển khai thi công mố cầu để hợp long, đề nghị UBND tỉnh xem xét, vận dụng có phương án hỗ trợ phù hợp đối với 6 hộ ảnh hưởng trực tiếp, từ đó mới đáp ứng được tiến độ thực hiện theo kế hoạch. Song song với đó, đề nghị UBND TP Hòa Bình chỉ đạo khẩn trương di chuyển cột điện và một số hạng mục hạ tầng để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai thực hiện.
Hiện nay, công tác thi công xây lắp cầu Hòa Bình 2 đã hoàn thành phần móng cọc khoan nhồi của 7/8 trụ và 1/2 mố cầu; thi công xong 6/8 trụ, còn trụ T2, T5 chưa thi công; sản xuất được 17/21 phiến dầm bản, 14/47 phiến dầm SuperT cho phần nhịp dẫn. Về nhịp liên tục, đã thi công xong các khối K0 trên trụ T3, T4, đang lắp các xe đúc để đúc các khối đúc hẫng cân bằng nhịp liên tục từ các trụ T3, T4. Giá trị khối lượng thực hiện xây lắp đạt trên 179,8 tỷ đồng, đạt 42,75%.
Hiện, phần mố M1 và phần đường đầu cầu vướng mặt bằng nên chưa thể triển khai thi công. Trong thời gian tới, nhà thầu sẽ tập trung thi công phần đúc hẫng nhịp liên tục; thi công trụ T2, sản xuất và lao lắp các nhịp dẫn.
Trong năm 2019, dự án cầu Hòa Bình 2 được giao vốn 150 tỷ đồng, năm nay vốn được giao 150 tỷ đồng. Đến nay đã giải ngân hết số vốn giao. Theo kế hoạch, cầu Hòa Bình 2 sẽ hợp long vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT cho biết, nguồn vốn cho dự án còn thiếu khoảng 180 tỷ đồng theo kế hoạch đã ký. Do vậy, đề nghị UBND tỉnh xem xét, bố trí đủ vốn để đạt được mục tiêu hợp long cầu.
Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.
(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới.
Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.
(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...
(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.