(HBĐT) - Cá dầm xanh được xem như đặc sản bởi mùi vị thơm ngon, chế biến món gì cũng hấp dẫn, luôn được niêm yết giá cao tại các nhà hàng. Tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã Mai Hịch (Mai Châu) đã duy trì, mở rộng diện tích ao cá, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.


Mô hình nuôi cá dầm xanh của gia đình bà Vì Thị Luyến, xóm Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu) cho thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng/năm.

Đồng chí Ngần Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Xã có 9 xóm, xóm nào cũng có mô hình nuôi cá dầm xanh, tập trung nhiều ở xóm Hịch 1, Hịch 2 với trên 70% hộ nuôi. Hộ nuôi nhiều diện tích ao từ 500 - 1.000m2, hộ ít từ 100 - 200 m2. Chất lượng cá được thị trường đánh giá cao, đầu ra ổn định, bán được giá, do đó, nhiều hộ có thu nhập khá, cũng có hộ thoát nghèo từ nuôi cá. Việc duy trì, mở rộng diện tích ao cá, nâng cao chất lượng cá dầm xanh được xã đưa vào nghị quyết, xây dựng thành sản phẩm hàng hóa chủ lực, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế địa phương”.

Xóm Hịch 2 có 151 hộ, hầu như hộ nào cũng có ao cá. Cá dầm xanh phải được nuôi trong môi trường nước lạnh, có dòng chảy liên tục, nếu không sẽ kị khí dẫn đến phát triển kém, thậm chí là chết. Nguồn nước sạch được bà con tận dụng là các con suối chảy từ khe núi, nhiệt độ thấp, mát lạnh, phù hợp để nuôi cá. Theo người dân đánh giá, chất lượng cá tại địa phương có vị đậm đà hơn các vùng khác, thịt cũng chắc hơn. Cá nuôi càng lâu, trọng lượng càng lớn, có con đến 3 - 4 kg. Là giống cá quý, không dễ nuôi nên giá bán khá cao, có thời điểm 70.000 - 80.000 đồng/kg, cá càng to, giá trị mỗi kg càng tăng cao.

Thăm ao cá của hộ bà Vì Thị Luyến, xóm Hịch 2, bà Luyến cho biết: "Nhà tôi nuôi cá dầm xanh hơn chục năm nay với 400 m2 ao, đây là giống cá quý, được thu mua với giá cao, phù hợp điều kiện địa phương. Được tham gia các lớp tập huấn về nuôi cá dầm xanh, đúc kết kinh nghiệm từ thăm quan các mô hình, tôi chưa gặp thiệt hại gì, mặc dù đây là giống cá khó nuôi, chất lượng tốt, đầu ra ổn định. Đều đặn mỗi năm, gia đình tôi xuất bán 1,5 - 2 tấn cá, thu khoảng 70 - 80 triệu đồng/năm.

Bà Luyến tiết lộ kinh nghiệm nuôi cá: "Điều quan trọng nhất là thiết kế xây ao cá phù hợp. Ao được thiết kế với 1 cửa nước vào, 1 cửa nước ra để đảm bảo nước được sạch, nếu không cá phát triển chậm, sản lượng hàng năm thấp, lời lãi không được nhiều vì giá con giống đã rất cao, 5.000 - 6.000 đồng/con giống. Nuôi cá dầm xanh chỉ hợp với vùng có suối nước lạnh chảy qua, chứ dùng máy bơm, lọc nước rất tốn kém. So với những loài thủy sinh khác, cá dầm xanh có khả năng kháng bệnh tốt, chịu được điều kiện bất thường của thời tiết, khi đã xây ao cá hợp lý thì việc nuôi dễ dàng”.

Vào vụ thu hoạch cá, tấp nập xe tải của tư thương đến tận các xóm thu mua. Không chỉ trong địa bàn huyện, sản phẩm cá dầm xanh đã có mặt tại các nhà hàng ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố. So với loại cá nuôi bằng cám công nghiệp, cá dầm xanh có vị thơm ngon, thịt chắc hơn hẳn. Để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xã đã triển khai các chương trình vốn vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật, mở lớp tập huấn về nuôi cá dầm xanh cho người dân trên địa bàn. Khuyến khích nhân rộng mô hình, tăng cường quảng bá, tìm kiếm thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Cùng với dịch vụ du lịch cộng đồng và sản phẩm vịt cổ xanh, cá dầm xanh sẽ là nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ dân tại địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 32,5 triệu đồng/người/năm.


Hoàng Anh


Các tin khác


Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục