(HBĐT) - Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là mắt xích quan trọng, là "cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh, giúp truyền tải kịp thời vốn chính sách đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách.


Nhờ tư vấn của tổ tiết kiệm và vay vốn, gia đình ông Bùi Văn Xum, xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đã vay vốn nuôi trâu sinh sản.

Quản lý 43 tổ viên với tổng dư nợ trên 1,3 tỷ đồng, những năm qua, bà Đinh Thị Quẩn, tổ trưởng tổ TK&VV xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối của NHCSXH với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ gần dân, sát dân, bà Quẩn nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân để hướng dẫn làm thủ tục vay vốn. Bà Quẩn cho biết, trước khi cho vay, tổ phải rà soát, bình xét nghiêm túc theo đúng quy định, đảm bảo đồng vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Sau khi giải ngân, tổ tiếp tục kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích. Nhờ đó, những năm qua, tổ không có lãi tồn, không có nợ quá hạn, nhiều tổ viên sử dụng đồng vốn hiệu quả, thoát nghèo. Ngoài ra, hàng tháng, các tổ viên gửi tiền tiết kiệm đều đặn, với mức 40 nghìn đồng/hộ/tháng, đến nay, tổng tiền tiết kiệm của tổ đạt trên 60 triệu đồng. "Thông qua tổ trưởng, gia đình được tạo điều kiện để vay vốn. Hàng tháng, tổ trưởng đến kiểm tra, động viên gia đình phát triển kinh tế. Từ vốn vay NHCSXH, gia đình tôi đã đầu tư nuôi lợn, trâu sinh sản, kinh tế ổn định hơn trước" - ông Bùi Văn Xum, tổ viên tổ TK&VV xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng chia sẻ.

Năm 2013, bà Bùi Thị Xoan đảm nhận vai trò tổ trưởng tổ TK&VV xóm Tre Báng, xã Miền Đồi (Lạc Sơn), quản lý 33 tổ viên, tổng dư nợ hơn 830 triệu đồng. Là xã đặc biệt khó khăn của huyện, nhu cầu vay vốn của người dân lớn, bà Xoan đã tận tình hướng dẫn bà con làm thủ tục vay vốn chính sách. Nhờ vốn chính sách, người dân xóm Tre Báng mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là đầu tư phát triển nuôi trâu, bò. Bà Xoan cho biết: Kể từ khi tiếp nhận quản lý vốn, tổ luôn thực hiện đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng ủy nhiệm đã ký kết với NHCSXH. Tổ duy trì sinh hoạt hàng tháng, tổ chức thăm hỏi, động viên các tổ viên, lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như các chương trình tín dụng chính sách, văn bản mới của NHCSXH. Hướng dẫn các tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Từ khi bà Xoan làm tổ trưởng tổ TK&VV xóm Tre Báng, năm nào, tổ cũng được xếp loại chất lượng tốt. Bà Xoan cũng là 1 trong 2 tổ trưởng tổ TK&VV tiêu biểu của tỉnh được nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa XI, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Ngoài tổ của bà Xoan, bà Quẩn, theo đánh giá của NHCSXH tỉnh, hầu hết các tổ TK&VV ở các xóm, bản đều hoạt động hiệu quả, góp phần thiết thực trong thực hiện tín dụng chính sách. Nhờ hoạt động hiệu quả của mạng lưới các tổ TK&VV, hiện, toàn tỉnh có 101.500 hộ đang trực tiếp sử dụng vốn với tổng dư nợ trên 3.343 tỷ đồng. Những năm qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh cũng đã thực hiện việc kiện toàn lại hoạt động của các tổ TK&VV trên địa bàn, thay thế các tổ trưởng hoạt động kém hiệu quả, vi phạm quy định của NHCSXH. Nhờ đó đã nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV. Đến ngày 30/11/2020, toàn tỉnh có 2.683 tổ TK&VV, trong đó, 2.369 tổ xếp loại tốt (chiếm 88,2%), 275 tổ xếp loại khá (chiếm 10,2%).


Viết Đào


Các tin khác


Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: Chủ động tham gia cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

(HBĐT) - Năm 2020 được đánh giá là năm có nhiều biến động, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của cộng đồng doanh nghiệp, bởi sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và thiên tai bất thường. Tuy nhiên, bằng trách nhiệm, vai trò của mình, Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh đã chủ động, sáng tạo tham gia cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Chia sẻ kết quả hoạt động các nhóm cộng đồng Dự án thúc đẩy công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lý ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Chiều 11/12, tại huyện Mai Châu, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo truyền thông chia sẻ kết quả hoạt động các nhóm cộng đồng Dự án thúc đẩy công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lý NSNN giai đoạn 2. Tham dự hội thảo có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh; đại diện Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC); lãnh đạo Hội Nông dân huyện Mai Châu, Lương Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Cao Phong, cùng thành viên nhóm cộng đồng của 9 xã tham gia dự án.

Quan tâm đầu tư phát triển thương mại

(HBĐT) - Ngày 28/12/2015, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển thương mại giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của nghị quyết, UBND tỉnh ban hành kế hoạch để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện, phân công rõ trách nhiệm của từng sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị.

Vụ đông xuân 2020 - 2021, phấn đấu gieo trồng cây hàng năm 64 nghìn ha

(HBĐT) - Ngày 10/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Nâng cao chất lượng giống cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Những năm qua, diện tích trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, hiện đạt khoảng 11.500 ha (cam 5.500 ha, quýt hơn 500 ha, bưởi 5.200 ha, chanh 375 ha). Trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh khoảng 7.400 ha, sản lượng ước đạt 150 nghìn tấn, giá trị thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/ha/năm. Với giá trị kinh tế từ cây ăn quả có múi, tỉnh tập trung chọn lọc, nâng cao chất lượng giống cây nhằm nâng cao số lượng, chất lượng quả.

Cam, bưởi sụt giá vẫn chật vật tiêu thụ

(HBĐT) - "Chưa năm nào giá rẻ mà lại khó bán như vậy". Đó là câu nói đầy ngao ngán của nhiều người trồng cam, bưởi trong tỉnh khi đang phải trải qua một vụ thu hoạch khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục