(HBĐT) - Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (NMTĐHBMR) là dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đang chậm so với yêu đề ra. Tỉnh và EVN cam kết phối hợp chặt chẽ giải quyết khó khăn, vướng mắc, hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường, thu hồi đất đối với phạm vi GPMB trước ngày 15/12/2020, phấn đấu khởi công vào tháng 1/2021, hoàn thành dự án theo tiến độ đề ra, bàn giao công trình vào tháng 12/2024.


Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đóng góp tích cực cho ngân sách của tỉnh.

Dự án NMTĐHBMR do EVN làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 9.220,8 tỷ đồng, quy mô 2 tổ máy với tổng công suất 480 MW, điện lượng bình quân 488,3 triệu kWh. Khi hoàn thành, tổng công suất của NMTĐHB tương đương công suất Nhà máy Thủy điện Sơn La. Dự án tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa vào mùa lũ để phát điện; nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống lưới điện quốc gia, giảm cường độ các tổ máy hiện hữu, kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng… Dự án hoàn thành góp phần đóng góp ngân sách tỉnh khoảng 250 tỷ đồng/năm, đồng thời, tạo ra hệ thống hạ tầng đồng bộ, góp phần phát triển KT-XH của TP Hòa Bình.

Dự án ảnh hưởng đến 152 hộ dân (60 hộ phạm vi mặt bằng công trình chính, 92 hộ phạm vi mặt bằng đường Lê Đại Hành phục vụ thi công công trình) và 10 tổ chức; tổng diện tích đất thu hồi 85,6 ha (thu hồi vĩnh viễn 40,4 ha, thu hồi tạm thời 46,2 ha). Theo kế hoạch, dự án phải hoàn thành GPMB toàn bộ trước ngày 30/11/2020, như vậy đã bị chậm. Đối với GPMB của tổ chức, hiện còn vướng mắc khu cảng Ba cấp (2,6 ha) sử dụng phục vụ xây dựng công trình phụ trợ trong vòng 4 năm.

Đối với hộ gia đình, cá nhân, đã hoàn thành GPMB 60/60 hộ phạm vi mặt bằng chính, 10/92 hộ phạm vi mặt bằng đường Lê Đại Hành, tương ứng với diện tích 49,1 ha. Hiện còn tồn tại tác trình thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ cho 1 hộ dân (diện tích 2,2 ha thuộc bãi thải dốc Cun) và phương án bồi thường, hỗ trợ cho 82 hộ dân thuộc phạm vi mặt bằng đường Lê Đại Hành để thi công hạng mục vỉa hè, hệ thống thoát nước, đường điện chiếu sáng.

Những vướng mắc chủ yếu công tác bồi thường GPMB, đó là thực hiện các công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn lập phương án các hạng mục di dời công trình bị chậm; công tác GPMB dự án khu liên cơ quan khu vực đầm Quỳnh Lâm chưa thể thực hiện, nguy cơ không đồng bộ với tiến độ đào hố móng công trình TĐHBMR. Việc giải phóng đầu tuyến đường Lê Đại Hành gặp khó khăn do xác định nguồn gốc đất đang bị chồng lấn, dẫn đến không xây dựng được vỉa hè, gây mất an toàn giao thông cho người dân hai bên đường… Thời gian qua, UBND tỉnh và EVN đã họp bàn để chỉ đạo công tác GPMB, cũng như đẩy nhanh tiến độ triển khai các nội dung dự án.

Phó Tổng Giám đốc EVN Phạm Hồng Phương cam kết bố trí đủ tiền cho tỉnh để chi trả GPMB; đồng thời bố trí nguồn vốn, cũng như các điều kiện khác để triển khai dự án bảo đảm tiến độ. Đến nay, các công việc chuẩn bị cho khởi công dự án đã cơ bản. Đối với GPMB, tổng số tiền đã chi trả cho công tác bồi thường, GPMB là 53,5 tỷ đồng, trên tổng số khoảng 392 tỷ đồng. EVN đề nghị tỉnh hoàn thành phương án bồi thường, thu hồi đất phạm vi mặt bằng trước ngày 15/12/2020, làm cơ sở để EVN chi trả tiền bồi thường trước ngày 31/12/2020 gồm mặt bằng cửa nhận nước: Xưởng đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thủy; cảng Ba cấp giai đoạn 2 và phương án chủ sở hữu phạm vị mặt bằng sử dụng trong 4 năm thuộc các bến, bậc cao hiện hữu; mặt bằng cửa xả nhà máy như hạng mục di dời đường ống nước tạm; mặt bằng khu nhà quản lý vận hành hành dự án… Đề nghị các sở, ngành, chính quyền TP Hòa Bình tập trung đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án đầu tư khu liên cơ quan tỉnh, bổ sung các yêu cầu pháp lý tổng chi trả bồi thường GPMB của EVN; hoàn thiện các thủ tục giao đất, cho thuế đất, bảo đảm đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng theo đúng quy định pháp luật…

Tại cuộc làm việc giữa lãnh đạo tỉnh và EVN nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng NMTĐHBMR. Trên cơ sở đó đã thống nhất tăng cường phối hợp đẩy nhanh tiến độ GPMB để khởi công dự án dự kiến trong tháng 1/2021. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình phối hợp chặt chẽ với các đơn vị EVN để thực hiện GPMB đồng bộ với tiến độ thi công, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu thi công theo quy định. Bên cạnh đó, đề nghị EVN quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng cấp điện, phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất của tỉnh, thu hút đầu tư, cũng như nâng cao chất lượng điện sinh hoạt của người dân.

Đồng chí Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN cam kết hỗ trợ tỉnh tối đa để thực hiện các dự án đầu tư cải thiện chất lượng điện năng, phát triển KT-XH. Đối với dự án NMTĐHBMR, đề nghị tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án 1 tổ chức khởi công dự án theo kế hoạch, quá trình thi công bảo đảm an toàn, hoàn thành đúng tiến độ phát điện vào năm 2024.


Lê Chung


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục