(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có 9/15 xã thuộc vùng III (vùng 135). Những năm qua, huyện đã dành sự quan tâm đặc biệt cho việc thúc đẩy phát triển KT-XH ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình 135, giúp người nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo và thay đổi diện mạo cho các xã nghèo.


Đường giao thông nông thôn xóm Giác, xã Phú Vinh (Tân Lạc) được đầu tư, nâng cấp, tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của người dân.

Đẩy mạnh công tác truyền thông về cơ sở

Nói về cách thức triển khai, thực hiện Chương trình 135 nói riêng, chính sách cho người dân vùng ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng phòng Dân tộc huyện chia sẻ: "Chúng tôi luôn thực hiện đúng những nguyên tắc cơ bản trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho đồng bào vùng ĐBKK, DTTS, đó là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, ý Đảng hợp lòng dân. Thực tế cho thấy, nơi nào người dân tích cực hưởng ứng, triển khai thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương, nơi đó sớm thoát nghèo”.

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác truyền thông, trong những năm qua, Phòng Dân tộc huyện phối hợp Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc tổ chức các hội nghị tập huấn cho đối tượng là chủ tịch, phó chủ tịch UBND và cán bộ văn phòng, địa chính nông nghiệp, xây dựng, trưởng thôn, chủ tịch hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân... các xã về triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình 135. Phối hợp Văn phòng điều phối Chương trình 135 của Ủy ban Dân tộc kiểm tra, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, tình hình thực hiện công trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn một số xã. Tổ chức hội thảo về giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở. Hàng năm, lồng ghép với cuộc họp của các đoàn thể, khu dân cư tuyên truyền râu rộng đến người dân hiểu về nội dung, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình. Qua đó, vận động Nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình, dự án phát triển KT-XH, tạo nền cho người dân phát triển sinh kế.

Huy động nguồn lực thực hiện chương trình

Thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020, UBND huyện đã đề ra nhiều giải pháp; coi trọng việc huy động mạnh mẽ sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, sự chung tay đóng góp của cộng đồng dân cư, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án. Giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn lực huyện huy động thực hiện chương trình trên 104 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư trên 83 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng (vốn Nhà nước 81,941 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp 1,467 tỷ đồng). Duy tu, bảo dưỡng công trình tổng kinh phí trên 3,6 tỷ đồng (ngân sách T.Ư hỗ trợ trên 3,2 tỷ đồng, ngân sách huy động trên 400 triệu đồng). Với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Nhà nước hỗ trợ 13,8 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp trên 454 triệu đồng. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, Nhà nước hỗ trợ trên  2,1 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp 780 triệu đồng để cùng chung tay thực  hiện.

Theo khảo sát, giám sát, đánh giá của Phòng Dân tộc huyện cho thấy: Sự tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, vật liệu, hiến đất giải phóng mặt bằng của người dân đã góp phần quan trọng để Chương trình 135 đạt được kết quả tích cực. Hiện, diện mạo các xã 135 đang dần khởi sắc. Mức sống của các hộ thuộc diện đầu tư của chương trình được cải thiện trên mọi mặt. Điều kiện về nhà ở, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh, môi trường cũng được cải thiện. Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân vẫn được đảm bảo. Theo đó, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu đạt 7.574,56 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.590 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,38%, đã rút dần khoảng cách giữa các xã vùng khó khăn và thuận lợi trên địa bàn.

Thúy Hằng 
(Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Tập huấn triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

Ngày 19/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; hướng dẫn xây dựng dự án khởi nghiệp tham gia cuộc thi năm 2024.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh. Sản phẩm sơ chế, chế biến thuỷ sản chủ yếu là cá fillet, chả cá, ruốc cá, cá kho, cá nướng, cá khô, tôm khô, cá tươi, tôm tươi, cá đóng gói đông lạnh. Toàn tỉnh có 5 sản phẩm thủy sản chế biến được chứng nhận OCOP 4 sao. Hàng năm, sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản đạt khoảng 850 tấn, chiếm 11,33% sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trên hồ Hòa Bình.

Giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Do những khó khăn, vướng mắc về các quy trình thủ tục, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư, điều chỉnh đất rừng, đất lúa, vấn đề đất đắp cho các công trình dự án và những khó khăn khách quan khác, Hòa Bình là tỉnh có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) đạt thấp so với trung bình cả nước. Trước thực trạng đó, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương, chủ đầu tư (CĐT) cần "rõ vai, thuộc bài”, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, bám sát cơ sở, thường xuyên giao ban tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các thủ tục đầu tư. Đồng thời cần tăng cường kỷ cương, kỷ luật, lấy thực hiện mục tiêu, kế hoạch giải ngân làm kết quả để đánh giá mức độ hoàn thành, xếp loại thi đua năm của đơn vị, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ đầu tư các nguồn vốn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Huyện Kim Bôi phát triển kinh tế rừng ổn định, bền vững

Nhà có nhiều hay ít cũng đều phải có trách nhiệm giữ rừng như nhau; bất kỳ ai có hành vi xâm hại rừng, dù chỉ là một cây măng cũng phải chịu phạt. Điều này đã được 100% người dân xóm Bưa Cầu, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) nhất trí đưa vào hương ước của xóm để bảo vệ rừng...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục