(HBĐT) - Năm 2019, chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (Chương trình FFF) giai đoạn II được Hội Nông dân (HND) tỉnh triển khai thực hiện tại xã An Bình (Lạc Thủy) và 2 xã Tử Nê, Đông Lai (Tân Lạc) nhằm nâng cao năng lực cho nông dân làm rừng và trang trại, giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu. Sự hỗ trợ thiết thực từ chương trình này giúp nông dân khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh từ phát triển sản xuất dưới tán rừng.


Hội Nông dân tỉnh khảo sát, đánh giá hiệu quả của hộ nuôi ong tham gia chương trình FFF tại xã Đông Lai (Tân Lạc).

Một ngày cuối tháng 3, chúng tôi cùng đoàn công tác của Trung ương HND Việt Nam và HND tỉnh về thăm mô hình sản xuất của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Công nghệ cao Hải Đăng, tại xã An Bình. Đây là một trong những mô hình đã và đang phát triển mạnh, đem lại những hiệu quả kinh tế thiết thực nhờ "đòn bẩy” từ sự hỗ trợ của chương trình FFF. Triển khai thực hiện tại xã An Bình, chương trình FFF đã hỗ trợ bà con thành lập HTX và tổ chức nhiều hoạt động như: Tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà, trồng nấm cho các hội viên trong HTX; tổ chức cho hội viên HTX tham gia các hội chợ để giới thiệu sản phẩm; thường xuyên tổ chức các hội nghị để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kịp thời tháo gỡ cho bà con.

Ông Vũ Tiến Sỹ, thành viên HTX Nông nghiệp hữu cơ Công nghệ cao Hải Đăng chia sẻ: Trước khi HTX được thành lập, sản xuất của bà con còn manh mún, đơn lẻ không tạo ra hàng hóa. Với sự hỗ trợ của chương trình FFF, HTX được thành lập không chỉ giúp các hội viên hỗ trợ nhau về kỹ thuật sản xuất mà còn liên kết với nhau từ khâu con giống đến tiêu thụ ra thị trường. Các thành viên được tham gia nhiều lớp tập huấn với nội dung thiết thực như: Kỹ thuật chăn thả gà theo hình thức sinh học và hướng hữu cơ, sản xuất nấm hữu cơ. Sản phẩm của HTX từng bước được mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Ngoài ra, bà con còn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của HND về phát triển mô hình chăn nuôi dê cho 12 hộ, với mức vay 50 triệu đồng/hộ. "Năm 2019, HTX có 62 hội viên, đến nay đã tăng lên 87 thành viên. Năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của HTX gặp không ít khó khăn. Nhưng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và chương trình FFF, lợi nhuận của HTX thu được khoảng 1,2 tỷ đồng. Hiện nay, HTX có trên 50 vạn phôi nấm, luôn duy trì trên 30 vạn con gà. Ngoài sản xuất nấm hữu cơ, nuôi gà hữu cơ, HTX còn phát triển nuôi dê, lợn rừng, nuôi cá và ốc nhồi” - ông Sỹ cho biết.

Ngoài những hiệu quả bước đầu nói trên, điều tích cực nhất là HTX và các thành viên đã mạnh dạn, thay đổi tư duy về phát triển kinh tế. Năm 2020, sản phẩm gà bèo Lạc Thủy (gà cho ăn 40% thức ăn là bèo tấm) lần đầu bán ra thị trường là minh chứng cho nỗ lực sản xuất ra những sản phẩm an toàn, hữu cơ. Hiện nay, HTX tích cực ứng dụng KH-KT vào trồng trọt và chăn nuôi như: Ủ men vi sinh thức ăn chăn nuôi.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các hoạt động của chương trình và hoạt động của dự án nhỏ của 3 HTX đã triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả và tiến độ đề ra. Thông qua sự hỗ trợ của chương trình đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hóa. Các tổ hợp tác (THT), HTX đã liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cũng như chủ động hơn trong tổ chức sản xuất và định hướng sản xuất ra các sản phẩm an toàn, hữu cơ để phát triển bền vững. Để đạt được những hiệu quả thiết thực, HND tỉnh mong muốn Ban quản lý Chương trình FFF giai đoạn II của T.Ư quan tâm nâng cao năng lực cho Ban quản lý các HTX; hỗ trợ các mô hình HTX, THT sản xuất gắn với chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại các mô hình tiêu biểu và kết nối, giới thiệu các doanh nghiệp, đơn vị thu mua để tiêu thụ sản phẩm cho THT, HTX.


Viết Đào


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục