(HBĐT) - 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, được tỉnh xác định là năm cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, giải quyết những "điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng (GPMB), hấp thụ các dự án có tiềm lực triển khai, thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Thời gian qua ghi nhận sự đổi mới, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện chủ trương, định hướng xuyên suốt này.


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ngành kiểm tra, chỉ đạo các giải pháp đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể thực hiện NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; phân công nhiệm vụ cụ thể để tập trung chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc thực hiện các nhiệm vụ của sở, ngành, địa phương; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, lấy sản phẩm, hiệu quả thực thi nhiệm vụ làm tiêu chí đánh giá, xếp loại năng lực, cán bộ, đảng viên. Với quyết tâm thay đổi, đưa kinh tế bứt phá gắn với bảo vệ môi trường, lãnh đạo tỉnh đã làm việc với các nhà đầu tư chiến lược để nghiên cứu, triển khai các dự án đầu tư vào những lĩnh vực có lợi thế như: du lịch, đô thị, công nghiệp, dịch vụ. Từ đầu năm đến nay ghi nhận một "làn sóng” các nhà đầu tư lớn đến đề xuất, làm việc, nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư theo định hướng phát triển xanh, bền vững của tỉnh, có thể kể đến những tập đoàn: TH True Milk, Sun Group, FLC, may Hồ Gươm… Cùng với tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, một trong những khâu đột phá chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo giải quyết "điểm nghẽn” trong GPMB, hỗ trợ các dự án triển khai, quyết tâm giữ chân nhà đầu tư chiến lược. Theo đó, đã chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương hoàn thiện quy chế GPMB, quy chế lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực triển khai các dự án đầu tư, đạt mục tiêu khởi công một số dự án trọng điểm có tác động lớn đến sự phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo song song nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh và phục hồi phát triển KT-XH, kịp thời chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý đất đai, định hướng, quản lý tình trạng giao dịch lan đột biến, nguy cơ gây những bất ổn trong xã hội, ảnh hướng đến sự phát triển của tỉnh; chỉ đạo công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng hướng dẫn. Từ đầu năm đến nay, ghi nhận những điểm sáng tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH. 

Quý I, kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng ước đạt 11,56%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được quan tâm. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%, giá trị xuất khẩu tăng 9,2% so với cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.000,8 tỷ đồng. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh đạt kết quả khả quan. Hòa Bình nằm trong nhóm 11 tỉnh, thành phố có xếp hạng cao nhất cả nước về chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020; trong đó, tỉnh đạt điểm cao ở những lĩnh vực: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân và quản trị điện tử. Chỉ số PCI tiếp tục được cải thiện, tăng thêm 4 bậc so với năm trước, ghi nhận những hiệu quả điều hành, hỗ trợ kinh tế tư nhân của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tỉnh đặt mục tiêu cắt giảm tối đa 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Tại Công văn số 639-CV/VPTU, ngày 12/4/2021, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ, đây là một trong những giải pháp để thực hiện 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược được NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, đó là "Hoàn thiện thể chế, cải cách môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư”. Bên cạnh việc cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết các TTHC, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh có giải pháp giảm bớt văn bản giấy tờ, tổ chức họp khi giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư để khắc phục việc doanh nghiệp, nhà đầu tư được nhiều cơ quan mời họp, hoặc nhiều văn bản lấy ý kiến giữa các cơ quan Nhà nước. Đồng thời, cần nâng cao trách nhiệm của cơ quan chuyên môn trong giải quyết công việc theo phạm vi chức năng, quyền hạn được giao, không để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết TTHC; tăng cường công tác quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức khi giải quyết TTHC; chấn chỉnh, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, lợi dụng vị trí, chức vụ để trục lợi (đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, đầu tư, khoáng sản).

Cấp ủy, chính quyền các cấp quyết tâm thực hiện NQĐH Đảng bộ các cấp bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án vào các lĩnh vực thế mạnh là công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp chất lượng cao, đô thị du lịch sinh thái, chắc chắn sẽ mở ra những bứt phát mới cho kinh tế của tỉnh trong tương lai. 


Lê Chung



Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục