(HBĐT) - Việc thu hút, triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, thúc đẩy phát triển KT - XH. Song thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khi có không ít dự án chậm triển khai thực hiện. Cụ thể, hiện có tới 284 dự án đầu tư chưa hoàn thành, trong đó có 211 dự án đang thực hiện thủ tục đất đai (98 dự án chậm triển khai thực hiện). Phần lớn các dự án này gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).


Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 là một trong những dự án đầu tư trọng điểm sử dụng vốn ngân sách Nhà nước được ưu tiên vốn thực hiện.

Tại nhiều cuộc họp của UBND tỉnh bàn về triển khai các dự án đầu tư, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá: Các dự án vốn ngoài NSNN gặp nhiều khó khăn do pháp luật hiện hành về đất đai, xây dựng, lâm nghiệp chưa quy định rõ về trình tự thực hiện các thủ tục, chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ) rừng, đất lúa, thực hiện thủ tục thẩm định nhu cầu SDĐ, lập quy hoạch xây dựng... dẫn đến thời gian thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư kéo dài hơn so với thời gian giải quyết TTHC theo quy định. Các vị trí được phê duyệt quy hoạch thành lập khu, cụm công nghiệp, khu du lịch… chưa được đầu tư đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội tại địa phương. Việc phối hợp giữa nhà đầu tư (NĐT) và các cơ quan Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao. Còn những NĐT chưa tích cực triển khai thực hiện dự án. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.

Đối với dự án sử dụng vốn NSNN, thời gian qua, việc triển khai cũng gặp nhiều khó khăn do công tác GPMB một số dự án chậm. Số vốn phân bổ chưa đáp ứng được nhu cầu và tiến độ được duyệt, ảnh hưởng đến thực hiện các dự án. Nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách T.Ư hạn chế. Vốn đầu tư từ thu SDĐ hàng năm thường không đảm bảo theo kế hoạch được duyệt, phải hủy dự toán mặc dù đã được ưu tiên, bố trí vốn...

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tạo động lực phát triển, từ đó phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2021 đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của cả nhiệm kỳ, UBND tỉnh đã chỉ đạo ban hành Quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến dự án đầu tư có vốn ngoài NSNN làm cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước để thống nhất trình tự tổ chức thực hiện. Ban hành Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố với NĐT khi thực hiện các dự án SDĐ do nhận chuyển nhượng quyền SDĐ, thuê quyền SDĐ, góp vốn bằng quyền SDĐ trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát, xử lý kịp thời các dự án đã đăng ký nhưng chậm triển khai, hoặc quá thời hạn nhưng không triển khai. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện, nhất là về đơn giản hóa TTHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp (DN). Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi hiện hành cho DN hoạt động nhằm tạo nguồn lực khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ DN đầu tư khôi phục, mở rộng hoạt động SX-KD trong bối cảnh dịch Covid-19. Khuyến khích, nâng cao tinh thần, thái độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trực tiếp giải quyết TTHC cho DN, NĐT; chấm dứt tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu; phát huy tinh thần đồng hành cùng DN.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH và phát triển liên kết vùng, UBND tỉnh chỉ đạo tập trung ưu tiên bố trí vốn thực hiện các dự án lớn. Hoàn thành việc giao kế hoạch vốn hàng năm ngay từ đầu năm để các dự án kịp thời triển khai thực hiện. Đẩy mạnh thu từ nguồn SDĐ, xổ số kiến thiết nhằm đảm bảo nguồn vốn bố trí cho các dự án theo kế hoạch được duyệt. Đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công để kích thích SX-KD, tiêu dùng, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hỗ trợ các hoạt động SX-KD của người dân, DN, thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội khác...

Đặc biệt, để triển khai thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các dự án sử dụng vốn trong và ngoài NSNN, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, ngành tập trung thực hiện tốt công tác lập quy hoạch tỉnh; hoàn thành quy hoạch đất đai có chất lượng, đảm bảo là nguồn lực quan trọng để phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025; xác định các vị trí có lợi thế thu hút đầu tư. Bên cạnh làm tốt công tác quy hoạch phải quản lý chặt chẽ theo quy hoạch. Trước mắt, tập trung làm tốt công tác GPMB để đẩy mạnh nguồn thu từ tiền SDĐ; sớm ban hành quy chế GPMB, trong đó phải có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc điều hòa, phối hợp chủ đầu tư đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người dân bị thu hồi đất. Tiếp tục thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư; làm tốt công tác lựa chọn NĐT ngay tại thời điểm đề xuất dự án, cần lựa chọn những NĐT có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm, tâm huyết để thực hiện dự án, kiên quyết từ chối các NĐT không đủ năng lực, thiếu quyết tâm và có tư tưởng giữ chỗ, đầu cơ dự án; đồng thời, kiên quyết chấm dứt các dự án chậm tiến độ, dự án không thực hiện. Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn về tiêu chí áp dụng lựa chọn hình thức đấu giá quyền SDĐ hoặc đấu thầu lựa chọn NĐT để thống nhất thực hiện, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật và tạo môi trường đầu tư thông thoáng, nâng cao hiệu quả SDĐ, tăng thu cho NSNN...


Thu Hiền


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục