Việc 6 tháng năm 2021 nhập siêu 1,47 tỉ USD được cho là do gia tăng nhu cầu nguyên liệu sản xuất, phục vụ các đơn hàng xuất khẩu cuối năm.


Xuất khẩu rau quả đạt kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh: Hồng Nhung

Căn cứ số liệu xuất nhập khẩu của 6 tháng đầu năm 2021, nhập siêu giai đoạn này ở mức 1,47 tỉ USD, trái ngược với mức xuất siêu 5,86 tỉ USD cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, các bộ Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư cùng nhiều chuyên gia kinh tế đều tỏ ra lạc quan, dù thâm hụt thương mại đã xuất hiện trở lại sau nhiều năm liên tiếp duy trì xuất siêu.

"Mặc dù nhập siêu có dấu hiệu trở lại sau nhiều năm xuất siêu nhưng nhìn chung chưa đáng lo ngại, nguyên nhân là hoạt động nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước thường tăng cao trong những tháng đầu năm và giảm dần vào cuối năm” – PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) nhận định.

Các mặt hàng nhập khẩu nhiều trong thời gian qua cũng chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất của các ngành linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu trong ngành da giày, dệt may... Đây cũng là các lĩnh vực sản xuất đang có sự phục hồi nhanh chóng khi các thị trường nhập khẩu phục hồi.

"Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày đã có đơn hàng tới hết quý III, thậm chí quý IV năm nay... nên nhập khẩu nguyên phụ liệu tăng là tất yếu” – ông Nguyễn Tiến Trường – Tổng Giám đốc Vinatex cho biết.

Thực tế cho thấy, mặc dù gia tăng nhập siêu, nhưng hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đang dần ổn định trong nửa đầu năm 2021, bất chấp dịch COVID-19 đã và đang gây làn sóng thứ 4 rất phức tạp, khó lường.

Sự phục hồi của các mặt hàng công nghiệp chế biến đã kéo theo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất của các ngành này tăng như nhập bông 6 tháng tăng gần 26,9%, nhập xơ sợi dệt tăng 38,1%, nhập vải tăng 32,3%, nhập nguyên phụ liệu dệt may tăng 34,2%...

Xuất khẩu 6 tháng đầu năm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và khá bền vững dựa vào tăng trưởng đồng đều ở tất cả ngành hàng quan trọng như điện tử, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, nông sản... và ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN.

Trong 6 tháng đầu năm nay, nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) chiếm 88,1% tổng kim ngạch nhập khẩu với 139,3 tỉ USD, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Nông dân huyện Mai Châu thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thông qua cầu nối là Hội Nông dân (HND) huyện, những năm qua, việc được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều nông dân ở huyện Mai Châu có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên thành hộ khá, giàu tại địa phương.

Huyện Lạc Sơn: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 630 tỷ đồng

Đến hết tháng 4/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn đạt 630,2 tỷ đồng, với gần 18 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Trên 100 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Những năm qua, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chương trình có nhu cầu vay vốn lớn.

Dệt may, da giày thích ứng với yêu cầu thị trường

Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Ưu tiên mục tiêu ổn định tỷ giá

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, VND đã giảm giá 4,9% so với đồng USD là mức chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay.

Xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Theo Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi cơ bản được kiểm soát khá tốt. Các bệnh dịch thông thường trên gia súc, gia cầm được phát hiện, xử lý kịp thời, đã có nhiều loại vaccine sản xuất trong nước để phòng những bệnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục