(HBĐT) - Không bao lâu nữa, 2 trung tâm mua sắm lớn tại thị trấn Vụ Bản và xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) do doanh nghiệp tư nhân Phong Mỹ và Tuấn Khánh đầu tư hoàn thành việc xây dựng. Sự xuất hiện, đi vào hoạt động của các trung tâm mua sắm với tổ hợp loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ sẽ mang đến nhiều thay đổi về diện mạo hạ tầng thương mại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của Nhân dân.

 


Hoạt động kinh doanh thương mại khá sầm uất ở phố Thống Nhất, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). 

Theo thống kê, trên địa bàn huyện có khoảng 4.800 điểm kinh doanh. Một số doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại như: Hiền Oanh, Quang Thư, Hiệu Sinh... tại phố Thống Nhất, thị trấn Vụ Bản. Mạng lưới chợ được phân bố rộng khắp. Huyện đã thực hiện đa dạng hóa mô hình quản lý chợ, chuyển đổi mô hình Ban quản lý chợ sang mô hình HTX, doanh nghiệp và tổ chức đấu thầu để quản lý, khai thác hiệu quả. Đến nay, có 9/14 chợ đã chuyển đổi, gồm các chợ: Ngã Ba Xưa, Ốc, Phú Lương, Ngọc Sơn, Vó, Re, Yên Nghiệp, Lâm Hóa, Nghĩa. UBND huyện đã tổ chức đấu giá các vị trí, địa điểm kinh doanh cố định tại chợ Yên Nghiệp - xã Yên Nghiệp. Phê duyệt giá trị còn lại của tài sản trên đất chợ Vụ Bản - thị trấn Vụ Bản để chuẩn bị các bước chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Phối hợp các cơ quan thành viên Ban chuyển đổi mô hình quản lý chợ huyện xây dựng phương án chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác, kinh doanh chợ Vụ Bản trình UBND huyện xem xét, quyết định phê duyệt. 
Hiện nay, sau một thời gian tạm ngừng hoạt động thực hiện phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, các chợ phiên trên địa bàn được phép trở lại hoạt động từ ngày 1/7. 2 chợ hoạt động thường xuyên là chợ Vụ Bản và chợ Nghĩa - thị trấn Vụ Bản đều chấp hành tốt các quy định, có nước sát khuẩn, khẩu trang trước cổng chợ, nhắc nhở người ra, vào chợ đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn. Ngoài ra, Ban quản lý các chợ thường xuyên phát thông điệp về PCD Covid-19 trên loa phát thanh, phát tờ rơi đến người dân và tiểu thương về PCD Covid-19.
Đồng chí Bùi Văn Lích, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cho biết: Lĩnh vực thương mại, dịch vụ được huyện chú trọng đầu tư phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Hoạt động mua bán, lưu thông hàng hóa đa dạng, phong phú, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, dịch vụ giao thông vận tải tiếp tục phát triển mạnh, doanh thu bình quân trên 100 tỷ đồng/năm. 

6 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn đạt 1.382 tỷ đồng, bằng 53,88% kế hoạch năm. Cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 29%, dịch vụ, thương mại 34,4%. Để hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ trong những năm tiếp theo, huyện tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; huy động mọi nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, nhất là ở các khu đông dân cư, ưu tiên phát triển dịch vụ hàng hóa tại các xã vùng sâu, vùng cao; đa dạng hóa mô hình quản lý chợ, chuyển đổi mô hình Ban quản lý chợ sang mô hình HTX, doanh nghiệp và tổ chức đấu thầu để quản lý, khai thác hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ Nghĩa, thị trấn Vụ Bản (giai đoạn 2), trung tâm dịch vụ tổng hợp, điểm trung chuyển hàng hóa và các dịch vụ khác tại xã Yên Nghiệp; khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và phục vụ nhu cầu của Nhân dân; phối hợp cơ quan chuyên môn xây dựng các sản phẩm hàng hóa truyền thống để quảng bá, tiêu thụ trên thị trường, đặc biệt tại các điểm du lịch; tăng cường quản lý, phát triển du lịch, quảng bá tiềm năng, ưu tiên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, chú trọng các giải pháp thu hút khách du lịch lưu trú tại địa phương.          


Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục