(HBĐT) - Sáu tháng đầu năm 2021, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, song các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp thực hiện "mục tiêu kép” theo sự chỉ đạo của T.Ư. Nhờ đó, phát triển KT-XH của tỉnh đã đạt những kết quả tích cực.



Mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, nhưng 6 tháng đầu năm, lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu của tỉnh có sự tăng trưởng tích cực. (Ảnh tại Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Esquel - Khu công nghiệp Lương Sơn). 

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tính tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,57%; công nghiệp - xây dựng tăng 32,22%; dịch vụ tăng 5,51%; thuế sản phẩm tăng 8,09%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 19,92%; công nghiệp - xây dựng 44,45%; dịch vụ 30,55%; thuế sản phẩm 5,08%.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt gần 8.6312 tỷ đồng, tăng 7,12% so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh đã có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 46 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 151 vườn mẫu; 58/131 xã đạt chuẩnNTM (chiếm 44,3% tổng số xã). Huyện Lạc Thủy được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020 theo Quyết định số 1401/QĐ-TTg, ngày 13/8/2021.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 25,89% so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 22.345 tỷ đồng, tăng 24,29% so với cùng kỳ năm trước.  

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 21.657 tỷ đồng, tăng 14,93% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm ước tăng 0,15% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu ước đạt gần 578,9 triệu USD, tăng 29,64% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu ước đạt trên 506,05 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ.

- 6 tháng đầu năm có 12 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Toàn tỉnh ước có 260 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 6.480 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp cấp mới tăng 9,3%, số vốn đăng ký tăng 24,4%.

- Công tác phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật được đẩy mạnh; tiếp tục tập trung triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2030; đến nay, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh ước đạt gần 29%.

- Lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Đặc biệt là đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả trên toàn tỉnh; quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây lan trên địa bàn.

- Công tác cải cách hành chính tiếp tục được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân.

- Công tác QP-AN được tăng cường, giữ vững. Các lực lượng chức năng luôn thực hiện nghiêm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp, bảo đảm đủ quân số, nắm chắc tình hình kịp thời xử lý mọi tình huống. Chủ động phối hợp với các lực lượng giữ vững ANCT – TTATXH trên địa bàn, cơ quan, đơn vị bảo đảm an toàn tuyệt đối.

- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác đối ngoại được chú trọng. Tỉnh tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo thực hiện tốt việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…

H.N (TH)

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục