(HBĐT) - Ngày 17/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch bệnh (PCDB) động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị, cùng dự có một số sở, ngành liên quan. 



Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Từ đầu năm đến nay, công tác PCDB động vật cơ bản được kiểm soát tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển, đặc biệt là dịch bệnh động vật trên cạn. Trong đó, tổng đàn gia cầm đạt hơn 515 triệu con, tổng đàn lợn hơn 26 triệu con, đàn bò tăng 1,8%; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt trên 4,5 triệu tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt 11,4 tỷ quả, tăng 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, một số ổ dịch lây lan nhanh trong phạm vi toàn quốc như: Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 1.498 xã của 50 tỉnh, thành phố, tiêu hủy hơn 93 nghìn con lợn; bệnh viêm da nổi cục xảy ra tại 3.936 xã của 51 tỉnh, thành phố, tiêu hủy trên 24 nghìn con. Đối với nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích bị thiệt hại ước khoảng trên 16 nghìn ha, giảm 58,8% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu thiệt hại trên tôm nuôi.

Tại hội nghị, các địa phương đã báo cáo tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn, làm rõ một số khó khăn trong công tác PCDB động vật; đề xuất giải pháp hạn chế tối đa dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

Dự báo trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, nguy cơ các loại dịch bệnh động vật xảy ra là rất cao, do đó, để tránh tình trạng dịch chồng dịch, Bộ NN&PTNT đề nghị: Các địa phương cần tập trung mọi nguồn lực, bố trí nguồn kinh phí để mua vắc xin, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu từ 80% trở lên; tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan diện rộng; có các hình thức hỗ trợ phù hợp để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các hộ nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp, nhất là các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội không để gián đoạn chuỗi cung ứng vật tư đầu vào phục vụ sản xuất và công tác PCDB. Cùng với đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin, ngành thú y cũng như các địa phương cần quan tâm xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, coi đây là 1 trong 2 giải pháp quan trọng giúp kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, qua đó đảm bảo hoàn thành mục tiêu trong năm 2021.

T.H

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục