(HBĐT) - Nhằm kết nối tiêu thụ kịp thời nông sản trong tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh nỗ lực, phối hợp thực hiện nhiều giải pháp, qua đó đảm bảo đời sống cho nông dân, hộ sản xuất...

 


Hợp tác xã 3T nông sản Cao Phong sử dụng công nghệ sục rửa ozone để khử khuẩn, sơ chế sản phẩm trước khi đóng gói.

Căn cứ Quyết định số 1536/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án và kế hoạch tiêu thụ nông sản (TTNS) chủ lực của tỉnh trong tình hình dịch Covid-19, huyện Cao Phong đã xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi, tập trung vào hoạt động kết nối, phối hợp TTNS bằng nhiều kênh. Bà Vũ Thị Lệ Thuỷ, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX 3T nông sản Cao Phong cho biết: Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nông sản an toàn của  khách hàng, HTX đã đưa công nghệ sục ozone mới vào sơ chế sản phẩm cam quả tươi; cải tiến bao bì đóng gói sản phẩm; tăng cường kết nối với các kênh TTNS trong, ngoài tỉnh để tiêu thụ cam đúng thời điểm nhằm giữ chất lượng quả tốt nhất. Hiện, cam của HTX được bán với giá bình quân 20.000 đồng/kg. Các hộ thành viên HTX linh hoạt, sáng tạo để tiêu thụ sản phẩm hiệu quả như: Đưa khách thăm quan trải nghiệm vườn cam, mua cam tại vườn; chủ động kết nối với các đối tác trong, ngoài tỉnh để tiêu thụ cam... 

Đồng chí Bùi Hoài Nhi, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng bởi các đợt dịch Covid-19, nhưng với tinh thần chủ động, không chủ quan, huyện đã kịp thời đánh giá, tổng kết những bài học kinh nghiệm. Từ đó tiếp tục đưa ra giải pháp hiệu quả trong bối cảnh mới, nhất là đặc thù của ngành nông nghiệp địa phương có mặt hàng nông sản cây ăn quả có múi chủ lực, diện tích lớn. Đến thời điểm này, giá cam Cao Phong dao động từ 12.000 - 20.000 đồng/kg tuỳ từng loại. Thông qua các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, so với cùng kỳ năm trước, tình hình tiêu thụ cam thuận lợi, ổn định hơn. Đặc biệt, việc đưa cam lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã góp phần tiêu thụ nông sản hiệu quả. Đến nay, Bưu điện tỉnh và Viettel Hoà Bình đã tiêu thụ được 22,5 tấn cam Cao Phong, trong đó có 2,5 tấn được tiêu thụ qua sàn TMĐT Voso.vn.

Cùng chung tay với các cấp, ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị để TTNS, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh triển khai chương trình phối hợp nông dân TTNS với chủ đề "Kết nối nông sản - san sẻ yêu thương - vượt qua đại dịch”. Thông qua chương trình nhằm hỗ trợ TTNS cho hội viên nông dân; giúp hội viên làm quen với các phương thức giới thiệu, quảng bá, bán hàng trực tuyến phù hợp với bối cảnh dịch bệnh; tạo mạng lưới đại lý kết nối TTNS quy mô rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Kết quả, các cấp Hội đã hỗ trợ tiêu thụ được trên 120 tấn rau, củ, quả; hàng chục tấn cam hữu cơ Cao Phong... Bên cạnh đó, Hội hỗ trợ xây dựng 4 cửa hàng nông sản an toàn tại một số huyện, thành phố trong tỉnh với mục đích cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, là điểm tập kết, hỗ trợ TTNS cho nông dân trong, ngoài tỉnh.

Nhằm hỗ trợ nông dân toàn tỉnh trong TTNS, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1536/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án và kế hoạch TTNS chủ lực của tỉnh trong tình hình dịch Covid-19; chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết từng loại sản phẩm, thời vụ... Bên cạnh đó, tỉnh phối hợp Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tọa đàm giải pháp thúc đẩy TTNS trong điều kiện dịch Covid-19 tại một số huyện, thành phố; tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư và kết nối TTNS giữa các địa phương, tập đoàn, đơn vị có có sản phẩm lên sàn TMĐT của FPT, Viettel, Bưu điện...

Thông qua sự phối hợp, nỗ lực của các ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị, tình hình TTNS trong tỉnh khá ổn định. 11 tháng năm nay có trên 100 tấn rau, củ, quả các loại; trên 60.000 quả trứng; trên 300 chai, hộp cà gai leo, ớt rẽ, shachi omega 369... được tiêu thụ qua các kênh kết nối và sàn TMĐT. Hoạt động xuất khẩu cũng có sự thay đổi tích cực. Cùng với các nông sản đã xuất khẩu nhiều năm trước đây, tỉnh đẩy mạnh và mở rộng thị trường cho nhiều sản phẩm đã được cấp mã số vùng trồng (MSVT), mã số cơ sở đóng gói. Đến nay, đã có 14 MSVT được cấp cho trên 200 ha chuối, thanh long, nhãn, bưởi Diễn và 7 mã số cơ sở đóng gói. Dự kiến, từ nay đến Tết Nguyên đán 2022 sẽ có trên 2.000 tấn chuối trồng tập trung đến thời kỳ thu hoạch, trong đó gần 50% dành cho thị trường xuất khẩu, ngoài ra còn có các nông sản như chè, rau, củ quả muối, măng, miến, mía... cũng được xuất khẩu.

                                                                     

     Thu Hằng


Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục