Chiều 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp bàn về kế hoạch phôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ từ 15/12/2021 theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải.


Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ: Công an; Giao thông vận tải; Ngoại giao; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; Quốc phòng; Y tế và Văn phòng Chính phủ.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Giao thông vận tải đề xuất hai giai đoạn thí điểm khôi phục các chuyến bay thương mại thường lệ chở khách quốc tế vào Việt Nam. Theo đó, giai đoạn 1 (hai tuần từ thời điểm áp dụng, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15/12/2021), tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc - Đài Loan (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnompenh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Hoa Kỳ).

Các chuyến bay quốc tế trong thời gian này sẽ về hai cảng Hàng không quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất với tần suất hoạt động 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam là khoảng 14.000 người/tuần. Giai đoạn 2 (thực hiện trong thời gian 1 tháng kể từ khi kết thúc giai đoạn 1) dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2022.

Ngoài 9 thị trường nói trên, Bộ đề xuất mở thêm các đường bay đi/đến: Kuala Lumpur (Malaysia), Hongkong (Trung Quốc), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sydney (Australia), Moskva (Nga). Ở giai đoạn này, ngoài Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các cảng Hàng không quốc tế đề xuất tiếp nhận gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Vân Đồn; tần suất dự kiến tăng lên 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên, dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 40.000 người/tuần.

Trong thời gian thực hiện giai đoạn 2 thí điểm khôi phục các đường bay quốc tế, Bộ Giao thông vận tải sẽ tổ chức tổng kết đánh giá để tham mưu việc khôi phục hoạt động khai thác quốc tế thường lệ như trước đây.


Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Các ý kiến phát biểu tại cuộc họp đều tán thành chủ trương mở lại các đường bay quốc tế thường lệ trong bối cảnh Việt Nam đang cơ bản kiểm soát được dịch bệnh với tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng nhanh, tập trung kiểm soát số ca bệnh nặng và tử vong.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên đã đạt 97%, mũi 2 khoảng 70%.

Bên cạnh đó, hiện nay, rất đông trường hợp là người lao động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng; học sinh, sinh viên, người đi công tác bị mắc kẹt ở nước ngoài rất muốn được về nước; bà con Việt kiều muốn về thăm quê hương. Việc mở lại đường bay tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh, làm việc tại các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Thảo luận tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đều cho rằng, cần có hướng dẫn mới về việc cách ly, theo dõi sức khỏe đối với người nhập cảnh vào Việt Nam. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ đã hoàn thành dự thảo và đang xin ý kiến các bộ, sẽ sớm ban hành trong thời gian tới.

Đại diện các bộ, ngành cho rằng, việc mở lại đường bay thương mại quốc tế cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, căn cơ, bài bản để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán với các nước trên nguyên tắc có đi có lại, đồng thời bảo đảm thực hiện thống nhất, thông suốt trong cả nước.

Qua các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đánh giá, việc khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế là yêu cầu của thực tiễn trong tình hình bình thường mới, đặc biệt trước nhu cầu đi lại tăng cao trong thời điểm cuối năm.

"Đây mới là giai đoạn thí điểm, do đó lựa chọn một số nước có hệ số an toàn cao, thực hiện trên cơ sở có đi có lại. Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam trên các chuyến bay phải đáp ứng quy định về phòng, chống dịch bệnh; tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc đã khỏi COVID-19, có xét nghiệm PCR âm tính trong thời gian 72 giờ trước khi lên máy bay”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu cần có một phần mềm khai báo y tế duy nhất áp dụng cho người nhập cảnh để tạo thuận lợi cho việc kiểm soát dịch bệnh, cũng như tạo thuận lợi cho người nhập cảnh; đồng thời, làm tốt công tác thông tin, truyền thông để người dân hiểu rõ mục đích của việc mở lại đường bay quốc tế. Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp các ý kiến của các bộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục