(HBĐT) - Năm 2021, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại (DVTM) trên địa bàn huyện Lương Sơn đã linh hoạt thích ứng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 6.142 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020.


Khu vực trung tâm huyện Lương Sơn sầm uất với nhiều siêu thị điện máy, cửa hàng tạp hóa, góp phần tạo diện mạo mới cho đô thị thị trấn Lương Sơn.

Chị Lê Thị Út, thị trấn Lương Sơn cho biết: Những năm gần đây, trên địa bàn thị trấn xuất hiện nhiều siêu thị điện máy, cửa hàng kinh doanh xe máy, cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa... Khu phố chợ Lương Sơn ngày càng sầm uất với hoạt động DVTM nhộn nhịp, nhiều tiện ích từ mua sắm tới vui chơi giải trí. Hiện, các cửa hàng đẩy mạnh bán hàng online, thanh toán qua tài khoản ngân hàng rất thuận lợi cho người dân mua sắm trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường.

Trên địa bàn huyện có khoảng 1.382 cơ sở, doanh nghiệp và hộ kinh doanh DVTM. Trong đó có 160 công ty và hợp tác xã (HTX) hoạt động ngành thương mại, dịch vụ (TMDV), xây dựng; 1.144 hộ cá thể hoạt động kinh doanh TMDV. Nhằm tạo động lực để ngành TMDV phát triển, huyện quan tâm đầu tư kinh phí nâng cấp, sửa chữa hệ thống các chợ đảm bảo điều kiện giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa của Nhân dân. Toàn huyện có 5 chợ truyền thống, gồm: chợ trung tâm huyện (thị trấn Lương Sơn), chợ Quán Trắng (xã Liên Sơn), chợ Bến (xã Thanh Cao), chợ Sồ (xã Cao Dương), chợ Đồi Sim (xã Thanh Sơn). Cùng với sự phát triển của các chợ truyền thống, sự xuất hiện của các siêu thị điện máy, cửa hàng tự chọn, nhà hàng ăn uống và khu nghỉ dưỡng không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, mà còn làm cho diện mạo Lương Sơn khang trang, sầm uất.

Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong năm 2021, để hoạt động TMDV thích ứng với dịch Covid-19, UBND huyện tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hạn chế tối đa việc tiếp xúc, sử dụng tiền mặt. Hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP đặc trưng. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, huyện luôn đảm bảo nguồn cung và lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân; ban hành nhiều văn bản đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ngày 31/7/2021, UBND huyện ra Văn bản số 1413/UBND-KTHT về việc hướng dẫn lịch đi chợ mua hàng hóa thiết yếu tại 5 chợ trên địa bàn huyện. Theo đó, các xã, thị trấn tự quy định phân chia ngày, giờ vào chợ cho tiểu khu, thôn, xóm theo lịch quy định, in rõ trên thẻ vào chợ, đảm bảo 3 ngày đi chợ 1 lần; luân phiên giữa các hộ; thẻ vào chợ được in theo mẫu. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền qua loa phát thanh của thôn, xóm để các tổ chức, cá nhân, Nhân dân thực hiện nghiêm thông điệp "5K" trong mua bán, trao đổi hàng hóa và sinh hoạt. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh niêm yết giá bán hàng hóa theo quy định, không được lợi dụng bối cảnh dịch Covid-19 để tăng giá bất hợp pháp, ảnh hưởng tới đời sống Nhân dân.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Năm 2021, BCĐ 389 huyện thực hiện kiểm tra 118 vụ, có 38 vụ vi phạm hành chính, xử phạt trên 89,3 triệu đồng. Theo đánh giá của BCĐ 389 huyện, các vi phạm chủ yếu là không niêm yết giá hàng hóa, kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đầy đủ thông tin bắt buộc, sử dụng nhân viên kinh doanh không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ môi trường theo quy định, không đăng ký thành lập hộ kinh doanh; vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm, trưng bày quá 1 bao thuốc của 1 nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ...


Thu Thủy


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục