(HBĐT) - Từ ngày 1/3, giá xăng dầu tăng cao ở mức kỷ lục trong vòng 8 năm qua, chạm ngưỡng 27 nghìn đồng/lít với xăng RON 95. Điều này đang trở thành gánh nặng đối với các doanh nghiệp (DN) vận tải cũng như gây áp lực đến sinh hoạt của người dân.


Công ty CP vận tải và thương mại Hải An Hoà Bình (TP Hòa Bình) có 40 tuyến vận tải hành khách từ Hoà Bình đi các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Theo một số chủ DN vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, giá xăng dầu tăng liên tục gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động vận tải. Chi phí xăng, dầu chiếm 30 - 40% trong cơ cấu hoạt động của mỗi chuyến xe. Chính vì vậy, trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu giảm khiến việc đi lại của người dân hạn chế, cộng với chi phí hoạt động tăng cao kéo theo hàng loạt DN cứ vận hành là xác định lỗ nặng.

Mới đây nhất, từ 15h ngày 1/3, giá xăng dầu trên toàn quốc được điều chỉnh theo chu kỳ. Trong kỳ điều chỉnh lần này, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 540 đồng, RON 95 tăng 550 đồng. Theo đó, giá xăng RON 95 tăng lên 26.830 đồng/lít; xăng E5 RON 92 tăng lên 26.070 đồng/lít. Đây là lần thứ 6 giá xăng tăng liên tiếp và lên mức cao nhất từ năm 2005 đến nay. Giá dầu DO tăng 510 đồng/lít, lên mức 21.310 đồng/lít; dầu hoả tăng từ 19.500 đồng/lít lên 19.970 đồng/lít (tăng 470 đồng/lít).

Theo ông Dương Văn Hải, Phó Giám đốc Công ty CP vận tải và thương mại Hải An Hoà Bình (TP Hòa Bình), chưa kịp hồi phục trong bối cảnh "lao đao” do ảnh hưởng dịch Covid-19 thời gian qua, các DN vận tải lại phải đối mặt với thách thức lớn khi giá xăng dầu tăng liên tục.

Công ty CP vận tải và thương mại Hải An Hoà Bình hiện có khoảng 50 đầu xe với trên 40 tuyến cố định chạy từ Hoà Bình đi các tỉnh thuộc miền Bắc và ngược lại. Hiện mỗi ngày một xe xuất bến trong tình hình dịch bệnh vừa không có khách, cộng với giá xăng dầu tăng cao khiến DN luôn phải bù lỗ tiền dầu cho cả chuyến. Như tuyến Hoà Bình đi Tiền Hải (Thái Bình), Hải Phòng, Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ (Nam Định), Ninh Bình… hầu như 100% là lỗ. Cụ thể, giá vé từ TP Hoà Bình đi Hải Phòng và ngược lại là 90.000 đồng, trong khi đó, chi phí cho nhiên liệu dầu hết khoảng 70 lít. Trước đây giá 14.000 - 15.000 đồng/lít, mỗi chuyến tầm hơn 1 triệu đồng cho xăng dầu, nhưng hiện nay chi phí trên 1,4 triệu đồng cho mỗi chuyến, chưa tính chi phí tiền bến bãi, khấu hao xe, vé đường… trong khi khách đi xe rất ít. Để giảm thiểu tình hình cứ chạy là lỗ, công ty phải giảm tần suất chạy xe các tuyến trước đây 1 ngày 1 chuyến thì nay 2 ngày 1 chuyến, cắt giảm phụ xe để tiết giảm chi phí.

Thống kê trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 9 DN vận tải hành khách. Nhiều DN ít tuyến nhưng đầu xe rất lớn, như hãng xe khách Bình An Hoà Bình có 2 - 3 tuyến nhưng có đến 60 - 70 đầu xe. Ngoài ra, các hãng taxi có từ chục đến trăm đầu xe mỗi DN. Ngoài ra, các DN vận tải khách không chỉ gặp khó khăn do xăng dầu tăng giá mà còn phải đóng đủ các loại thuế, phí khác, nhiều loại thuế, phí, lãi ngân hàng, phí bảo hiểm không được giảm.

Dưới góc nhìn DN, ông Dương Văn Hải cho rằng, đã tới lúc Nhà nước cần có các động thái cần thiết trong việc điều hành, bình ổn giá xăng dầu, nhất là trong bối cảnh cả nước đang hồi phục kinh tế. Đồng thời, xem xét cơ cấu về thuế, phí và các công cụ linh hoạt hơn để điều hành giá xăng dầu, giảm bớt khó khăn cho người dân, DN.

Thực tế hiện nay, tình hình dịch Covid-19 mặc dù không còn nguy hiểm như trước đây bởi người dân đã được tiêm phòng vắc xin cơ bản, nhưng lượng hành khách đi xe vẫn chưa nhiều. Chi phí xăng dầu tăng cao, nhiều DN vận tải lâm vào cảnh phải "chịu trận” nặng nề nhất mỗi khi xe xuất bến và nếu giá vé tăng theo giá xăng dầu thì DN sẽ mất khách.

"Nếu tình hình này cứ tiếp diễn chúng tôi buộc phải tăng giá vé hoặc phải dừng hoạt động. Mong rằng cơ quan chức năng sẽ có sự hỗ trợ kịp thời để DN giảm bớt khó khăn trong kinh doanh” - ông Dương Văn Hải cho hay.


Hồng Trung

 


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục