(HBĐT) - Cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư là 1 trong 4 đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Phấn đấu đến năm 2025, cắt giảm tối thiểu 30% về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) và đầu tư của doanh nghiệp (DN) so với quy định của T.Ư; chỉ số PCI và chỉ số PAPI của tỉnh xếp trong tốp 30 của cả nước…


Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Phương Lâm (TP Hoà Bình) tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Thời gian qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình hành động CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho SXKD, thu hút nhà đầu tư (NĐT), nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, hướng đến phục vụ người dân, DN, thúc đẩy phát triển KT-XH. Đã có nhiều giải pháp cụ thể về CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh được thực hiện như: Tỉnh đã xây dựng Bộ tiêu chí lựa chọn NĐT thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; thành lập tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc triển khai các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách và các dự án trọng điểm; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong giải phóng mặt bằng (GPMB), phát huy vai trò của chính quyền các cấp; thực hiện công khai chính sách đền bù, GPMB, tái định cư, quan tâm bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân… Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng nắm bắt, ghi nhận những kiến nghị của các NĐT để giải quyết, trình cấp có thẩm quyền giải quyết nhằm tạo môi trường thuận lợi cho DN, NĐT triển khai dự án… Theo đó, CCHC, môi trường kinh doanh đã có những chuyển động tích cực, đã có nhiều nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai các dự án vào những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. 

Tuy nhiên, CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh cũng chưa đáp ứng với yêu cầu. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt. Tinh thần, thái độ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp giải quyết các công việc của DN, NĐT còn nhiều hạn chế. Một số cơ quan, đơn vị chưa chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ được giao, có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm tại một số cơ quan quản lý Nhà nước. Sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã đối với việc hỗ trợ các NĐT thực hiện dự án thuộc diện tự thỏa thuận đất để có mặt bằng thực hiện dự án chưa tích cực… 

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch về CCHC, thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền đồng hành hỗ trợ DN và người dân. Tỉnh cũng  tập trung chỉ đạo những giải pháp, mục tiêu cụ thể cắt giảm thời gian giải quyết TTHC, tăng cường phối hợp, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết các TTHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan hành chính liên quan đến DN và người dân... Trong đó, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC được cấp ủy, chính quyền tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng hiệu quả chương trình CCHC và những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần   thứ XVII. 

Để thực hiện nhiệm vụ đề ra, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND, ngày 7/3/2022 về truyền thông CCHC tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022-2025. Trong đó, UBND tỉnh yêu cầu truyền thông CCHC phải gắn với lộ trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, chỉ thị, đề án, quyết định, kế hoạch liên quan đến nội dung CCHC Nhà nước tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022 - 2025. UBND tỉnh chỉ đạo, công tác truyền thông CCHC phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đa dạng hóa về nội dung và hình thức truyền thông. Truyền thông sâu rộng, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, nhiệm vụ của từng đối tượng, từng ngành, từng địa phương, các tầng lớp Nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức; đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu nắm bắt, tìm hiểu thông tin về công tác CCHC trên địa bàn tỉnh. 

Nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của CCHC, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC. Việc rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập… Tuyên truyền những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cũng như tình hình triển khai nhiệm vụ CCHC của các địa phương. Bên cạnh đó, tuyên truyền các mô hình, cơ chế đang được triển khai thí điểm, các điển hình tốt trong CCHC. Quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc tham gia và giám sát tiến trình CCHC...

Linh Trang

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục