(HBĐT) - Những ngày này, dọc đường 12B đoạn từ xã Tú Sơn đến xã Mỵ Hoà (Kim Bôi), nông dân bắt đầu thu hoạch những lứa dưa chuột đầu tiên. Trên cánh đồng dưa, tư thương từ những vùng lân cận với những chiếc xe tải lớn, nhỏ chờ sẵn để vận chuyển dưa đi tiêu thụ. Từ tờ mờ sáng, nông dân đã có mặt ở ruộng để thu hoạch dưa, hái những quả bảo đảm chất lượng, kịp giao cho tư thương. Ngoài giao buôn, số dưa chuột còn lại được bà con bày bán ngay lề đường 12B.


Nông dân xã Kim Lập (Kim Bôi) thu hoạch dưa chuột đầu vụ.

Năm nay, khí hậu thuận lợi nên dưa được mùa, quả to, đều, ít sâu bệnh. Đã có kinh nghiệm trồng dưa chuột nhiều năm nay, chị Bùi Thị Thư, xã Kim Lập (Kim Bôi) cho biết: Nhờ chất đất phù hợp, mưa thuận gió hòa và nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, nhìn chung tại các ruộng dưa năm nay đều sai và đều quả, bán được giá hơn. Trồng dưa không phải đầu tư nhiều, giống có sẵn ở địa phương. Quan trọng nhất là kỹ thuật chăm sóc sao cho dưa ít bị sâu bệnh, gia đình rất cẩn thận từ khâu làm đất, xử lý nấm mốc ở các trà để hạn chế tối đa tỷ lệ dưa bị chết. Giá dưa chuột bán lẻ tại ruộng hiện dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, với tình hình này, có thể khi vào chính vụ giá vẫn được khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg. Ngoài bán buôn, tôi còn tận dụng mạng xã hội để đăng bán dưa, cứ thu hoạch được bao nhiêu khách đặt lấy hết bấy nhiêu.

Tại ruộng dưa của gia đình ông Bùi Văn Thọ cùng ở xã Kim Lập, lứa dưa lớn hơn đã cho thu hoạch, số quả còn lại đang phát triển và vẫn còn rất nhiều hoa đang trong quá trình đậu quả. Vừa xếp số dưa chuột mới hái để chuẩn bị giao cho khách, ông Thọ chia sẻ: Vụ dưa năm nay, gia đình trồng 1.500 m2, tôi chọn giống dưa nếp thơm đặc trưng của vùng Kim Bôi. Trước đây, các hộ thường trồng giống dưa lai, quả to, năng suất cao nhưng không được ngon, ngọt bằng dưa ta. Do đó, vài năm trở lại đây, bà con chỉ trồng dưa nếp, khi thu hoạch cho quả to vừa phải, giòn, ngọt và có vị thơm đặc trưng nên được khách hàng ưa chuộng, giá cả cũng ổn định hơn.

Trên các cánh đồng dưa ở Kim Bôi, dưa thu hoạch xong chủ yếu được tư thương từ TP Hoà Bình và một số tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình đến tận nơi thu mua. Ngoài giao buôn, số dưa còn lại được bà con bày bán ngay trên đường 12B. Đồng chí Đinh Tất Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Trong vụ dưa xuân năm 2022, tổng diện tích gieo trồng dưa chuột toàn huyện 260 ha, tập trung ở các xã: Sào Báy, Nam Thượng, Vĩnh Đồng, Đú Sáng, Kim Lập. Hiện, bà con đã thu hoạch khoảng 40% sản lượng, dự kiến tổng sản lượng dưa chuột của huyện năm nay đạt gần 60 nghìn tấn. Trồng dưa chuột được đánh giá cho thu nhập cao gấp 3 - 4 lần trồng lúa và các cây màu khác. Vì vậy, những năm gần đây, nhiều nông dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột. Năm nay, ngoài hình thức bán hàng truyền thống và giao buôn, nhiều nông dân tận dụng lợi thế của facebook, zalo để đăng bán dưa chuột. Nhờ vậy, mới đầu vụ dưa được tiêu thụ khá nhanh.

Dưa chuột được mùa, được giá đồng nghĩa với đời sống nông dân được nâng lên. Tuy chưa ở mức cao nhưng thu nhập của bà con đã có chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện kinh tế gia đình, thúc đẩy KT-XH địa phương.


Thu Hằng


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục