(HBĐT) - Để cải thiện thứ hạng DDCI của huyện năm 2022, Lương Sơn đã có động thái cụ thể, đồng thời có những giải pháp chỉ đạo sát sao hơn nhằm tăng cường hoạt động chuyên môn của các phòng, ban, xã, thị trấn.

>> Bài 1 - Áp lực hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh


Những hành động cụ thể

Trong tháng 5 vừa qua, ngay sau khi nhận được thông tin về thứ hạng của huyện trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) năm 2021 đứng thứ 4 từ dưới lên so với các địa phương khác trong tỉnh, Lương Sơn đã có động thái tích cực, triển khai hội nghị quán triệt và định hướng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) thuộc khối UBND huyện cũng như toàn thể đảng viên về tình hình thực tế của huyện. Tại hội nghị có nhiều ý kiến đánh giá, các giải pháp quyết liệt được đưa ra, trong đó ghi nhận những đóng góp đáng quý từ cộng đồng doanh nghiệp.


Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn thường xuyên chỉ đạo định hướng hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn. Ảnh: Bí thư Huyện ủy Bùi Quang Toàn phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác của tỉnh đầu tháng 6/2022.

Theo một số đại biểu tại hội nghị, thứ hạng DDCI của huyện đánh giá còn có những bất cập trong công tác điều tra, kết quả này chưa thực sự phản ánh chân thực, toàn cảnh sự phát triển KT-XH chung của huyện. Tuy nhiên, huyện luôn thẳng thắn, cầu thị, nhận thấy chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện năm 2021 của tỉnh đã phần nào phản ánh, bộc lộ những hạn chế, tồn tại trong việc xây dựng, tạo lập môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện thời gian qua. Nhìn tổng thể có thể nói, đánh giá trong bộ chỉ số DDCI khá thực chất và khách quan khi đặt trong bối cảnh Lương Sơn đang là tâm điểm về thu hút đầu tư, cũng như là địa phương nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp, nhà đầu tư, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, có sự khác biệt lớn so với các địa phương trong tỉnh. Chính vì vậy, đòi hỏi huyện nỗ lực hơn nữa, thay đổi cả về chất và lượng của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng được sự kỳ vọng, mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đã, đang đến với huyện.

Ngay sau hội nghị, động thái rõ nét cho thấy Lương Sơn quyết liệt hành động nhằm nâng cao vị trí DDCI năm 2022. Vừa qua, UBND huyện thực hiện khảo sát, lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi đến giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (TN&TKQ) của huyện, nhằm đánh giá chính xác chất lượng cung cấp dịch vụ công và hoạt động của bộ phận một cửa. Qua khảo sát ngẫu nhiên đối với 10 người dân đến làm TTHC về các nội dung như: Tiếp cận dịch vụ; điều kiện tiếp đón và dịch vụ; tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC; thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức giải quyết TTHC; tiếp nhận, xử lý thông tin phản hồi đối với TTHC… Kết quả, có 70,5% người dân hài lòng, 27,5% đánh giá bình thường và 2% không hài lòng.

Thông qua khảo sát, UBND huyện nắm được thực chất dịch vụ hành chính và năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của công chức làm việc tại bộ phận một cửa. Trên cơ sở đó có những định hướng, giải pháp kịp thời nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người dân, tổ chức của đội ngũ cán bộ, công chức huyện.

Được biết, trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi đến giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa của huyện và sẽ mở rộng đến tất cả hệ thống, địa điểm giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn một cách khách quan, khoa học, minh bạch; phản ánh trung thực kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công tại Bộ phận TN&TKQ.

Ngoài ra, dự kiến trung tuần tháng 6 này, huyện tổ chức đối thoại với các chủ đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn để phối hợp tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư nhằm góp phần cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện.

Những giải pháp nâng cao chỉ số DDCI

Để tập trung giải quyết tồn tại, hạn chế cũng như những vướng mắc trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vào địa bàn huyện, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Danh đã có văn bản yêu cầu các phòng, ban, cơ quan, đơn vị chuyên môn, mỗi CB,CC,VC, người lao động (NLĐ) cần tập trung thực hiện tốt nhiện vụ được ban hành trong kết luận của Chủ tịch UBND huyện.

Theo đó, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị tập trung tháo gỡ ngay những vướng mắc cho các doanh nghiệp như Công ty CP xi măng Hoàng Long Hòa Bình, Công ty TNHH Hòa Phú - Hòa Bình, Tập đoàn Phú Mỹ… Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, giới thiệu về nội dung, tiêu chuẩn các chỉ số, chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cấp huyện (DDCI) đến toàn thể CB,CC,VC, NLĐ trong các cơ quan, đơn vị, phổ biến sâu rộng đến doanh nghiệp và Nhân dân. Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tích cực nghiên cứu, tham gia đánh giá khách quan về các chỉ số năng lực cạnh tranh trên địa bàn.

Quán triệt đến CB,CC,VC, NLĐ của cơ quan, đơn vị về các chỉ tiêu, chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cấp huyện; mỗi CB, CC, VC phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận tụy với công việc, hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp và nhân dân thực hiện đúng, đủ, kịp thời, hiệu quả các TTHC có liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý; tuyệt đối không được có biểu hiện hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà, vòi vĩnh, làm khó cho doanh nghiệp và Nhân dân…

Cùng với đó, lên kế hoạch tổ chức gặp mặt, đối thoại với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc thực hiện hỗ trợ, phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của CB,CC,VC trực tiếp làm việc tại Bộ phận TN&TKQ. Thiết lập hòm thư góp ý của công dân và doanh nghiệp đối với hoạt động của Bộ phận TN&TKQ; nghiên cứu, đề xuất lắp camera tại Bộ phận TN&TKQ cấp huyện, cấp xã, kết nối đường truyền đồng bộ, đặt màn hình quan sát theo dõi toàn hệ thống tại phòng làm việc của Chủ tịch UBND huyện để theodõi, kiểm tra.

Tham mưu UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện theo dõi, kiểm tra về tình trạng "trên nóng, dưới lạnh”, không tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên, giải quyết công việc hời hợt, chiếu lệ, hình thức…, đề xuất giải pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Triển khai ký cam kết thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương công chức, công vụ, quyết tâm đẩy mạnh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cấp huyện bằng những việc làm cụ thể, theo nhiệm vụ được giao như: Không nợ việc, chậm việc, tham mưu giải quyết nhanh, gọn, hiệu quả, đúng quy định, thực hiện văn hóa công sở…

Ngoài ra, xử lý nghiêm đối với CB,CC,VC vi phạm kỷ luật, kỷ cương công vụ, CB,CC,VC thường xuyên chậm việc, bỏ việc, làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, có biểu hiện, hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, vòi vĩnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Tăng cường công tác phối hợp, đẩy nhanh giải quyết các TTHC về đất đai, tài nguyên và môi trường đảm bảo nhanh, gọn, hiệu quả, đúng quy định. Khẩn trương rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời, tiếp tục rà soát, đề nghị điều chỉnh, cắt giảm các TTHC có liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý; niêm yết, đăng tải công khai các TTHC, phí, lệ phí thực hiện, thời gian giải quyết hồ sơ.

Hồng Trung


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục