(HBĐT) - LTS: Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, cùng với lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước, lực lượng QLTT Hoà Bình đã có bước lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng. Thời gian qua, tập thể cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành luôn nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần bình ổn thị trường, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập lực lượng QLTT (3/7/1957 - 3/7/2022), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Bá Thức, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh.


Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho hộ kinh doanh ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn). Ảnh: P.V

P.V: Xin đồng chí cho biết khái quát về quá trình phát triển của lực lượng QLTT tỉnh?

Đồng chí Nguyễn Bá Thức: Năm 1991, tỉnh Hoà Bình được tái lập, UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo QLTT trực thuộc UBND tỉnh; năm 1995, Chi cục QLTT được thành lập trực thuộc Sở Thương mại; năm 2008, Chi cục QLTT trực thuộc Sở Công Thương; ngày 12/10/2018, Chi cục được nâng cấp lên thành Cục QLTT trực thuộc Tổng cục QLTT thuộc Bộ Công Thương.

Mặc dù gặp không ít khó khăn, song trong mỗi giai đoạn phát triển, lực lượng QLTT Hoà Bình luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của ngành và của cơ quan đề ra; góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển của thị trường. Đến nay, lực lượng QLTT tỉnh có trên 70 cán bộ, công chức (CBCC), người lao động với 3 phòng chức năng và 5 Đội QLTT trực thuộc, hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh. Các đội QLTT được xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện tương đối đầy đủ. Chất lượng CBCC được nâng cao, củng cố và vững mạnh. Lực lượng QLTT đã trở thành một trong những lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của địa phương.

P.V: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật của lực lượng QLTT Hòa Bình trong thời gian qua?

Đồng chí Nguyễn Bá Thức: Với chức năng, quyền hạn được giao, Cục QLTT Hoà Bình đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh đề ra nhiều biện pháp trong việc quản lý đối tượng SXKD thương mại, dịch vụ và quản lý địa bàn, đồng thời đảm nhiệm tốt vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh. Cục đã có quy chế phối hợp cụ thể với một số ngành chức năng để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; làm tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trên thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và gian lận thương mại; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm trong buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả và kinh doanh trái phép. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, giám sát nhóm hàng hoá thiết yếu, xăng dầu, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tính từ khi thành lập Cục (năm 2018 đến nay), lực lượng QLTT tỉnh đã kiểm tra 7.213 vụ; xử lý vi phạm hành chính 2.258 vụ; tổng số tiền phạt vi phạnh hành chính trên 5,2 tỷ đồng. Hàng năm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ được giao.

Cùng với hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, Cục QLTT Hoà Bình đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại cho các tổ chức, cá nhân SXKD. Đồng thời, tổ chức cho các cơ sở SXKD trên địa bàn ký cam kết không buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo VSATTP, thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết… góp phần vào việc giữ gìn trật tự kỷ cương pháp luật, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, bảo vệ hoạt động thương mại hợp pháp, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, thúc đẩy giao lưu hàng hóa và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

P.V: Nhiệm vụ cần tập trung trong năm 2022 và những năm tới của lực lượng QLTT Hòa Bình là gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Bá Thức: Tự hào về quá trình xây dựng và trưởng thành của lực lượng QLTT cả nước nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng, lực lượng QLTT Hoà Bình tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục tồn tại, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn; xây dựng phong cách ứng xử văn hóa trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở SXKD, đầu mối giao thông, điểm tập kết hàng hoá. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, SXKD hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hoá vi phạm VSATTP, vi phạm pháp luật về giá, gian lận thuế và các hành vi gian lận thương mại khác. Gắn công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thương mại đến các tổ chức, cá nhân hoạt động SXKD và người tiêu dùng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát… góp phần bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà kinh doanh, tạo sự phát triển lành mạnh của thị trường.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

 


Đinh Thắng (TH)


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục