(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao, điều kiện phát triển KT-XH còn nhiều khó khăn và hiện cũng là huyện nghèo duy nhất của tỉnh. Do vậy, trong nhiều năm qua, hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng nguồn vốn phát triển sản xuất - kinh doanh, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Nguồn vốn ưu đãi được xem là động lực, "người bạn đồng hành" với người dân trên vùng đất khó này.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc, gia đình anh Xa Văn Huy, xóm Doi, xã Hiền Lương đầu tư nuôi cá lồng mang lại hiệu quả cao.
Ở xã Hiền Lương, nhiều người biết đến nỗ lực thoát nghèo của gia đình anh Xa Văn Huy, xóm Doi. Trước đây, gia đình ông rất muốn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình nhưng vì kinh tế khó khăn, thiếu vốn sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật không đảm bảo nên chưa khai thác được lợi thế của địa phương. Năm 2019, thông qua Liên minh HTX tỉnh, gia đình được tạo điều kiện, hướng dẫn thủ tục vay vốn giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Đà Bắc với số tiền 100 triệu đồng, nhờ đó đã có nguồn lực đầu tư thực hiện khát vọng phát triển kinh tế.
Anh Huy chia sẻ: Sau khi được vay vốn, gia đình tôi tập trung nâng cấp hệ thống lồng bè đảm bảo chắc chắn, đúng quy chuẩn kỹ thuật, nuôi các loại cá phù hợp với điều kiện môi trường nước như: Trắm đen, trắm cỏ, lăng đen, chép, rô phi... Đồng thời, tôi tìm hiểu, học hỏi các mô hình nuôi cá lồng trên hồ sông Đà, mạnh dạn đầu tư một số loại cá đặc sản là chiên, ngạnh, lăng đuôi đỏ... theo tiêu chuẩn VietGAP đáp ứng yêu cầu của khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu không có nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH gia đình tôi không thể mở rộng quy mô nuôi cá lồng như bây giờ.
Cũng như gia đình anh Xa Văn Huy, hàng chục nghìn hộ nghèo, đối tượng chính sách ở huyện Đà Bắc đã có cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ chủ trương đúng, trúng và hợp lòng dân của Đảng, Nhà nước. Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện đã thu được nhiều kết quả nổi bật, huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng thực hiện tốt chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, QP-AN và phát triển KT-XH trong huyện.
Đến nay, NHCSXH huyện có 17 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn; 242 tổ tiết kiệm và vay vốn. Tại điểm giao dịch luôn công khai các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, công khai danh sách hộ vay vốn, có nội quy giao dịch, hòm thư góp ý để người dân tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động tín dụng chính sách. Định kỳ hàng tháng vào một ngày cố định, tại điểm giao dịch xã thực hiện việc thu nợ, thu lãi, cho vay và huy động tiền gửi; giao ban với UBND xã, hội nhận ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh từ cơ sở.
Theo đánh giá của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, sau 20 năm thực hiện, nguồn vốn các chương trình cho vay trên địa bàn được bảo toàn và không ngừng phát triển, hàng năm được bổ sung thêm từ nguồn vốn T.Ư và ngân sách địa phương; tăng trưởng so với năm 2003 là 3.762 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm 25,68%. Đến ngày 31/5/2022, tổng nguồn vốn đạt 461.383 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn cân đối từ T.Ư 420.913 triệu đồng, chiếm 91,2%, là nguồn vốn chủ yếu để cho vay các đối tượng chính sách; nguồn vốn huy động từ địa phương được T.Ư cấp bù lãi suất 34.072 triệu đồng; nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 6.398 triệu đồng. Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH đã nhận được nhiều sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nguồn vốn tăng 5.598 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 19,75%.
Trải qua 20 năm hoạt động, Đà Bắc đã được đón nhận và triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách mới của Chính phủ. Đến nay, Phòng giao dịch huyện thực hiện 16 chương trình tín dụng chính sách, tăng so với năm 2003 là 444.659 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 20,53%, tổng doanh số cho vay đạt 1.231 tỷ đồng, tổng doanh số thu nợ 751 tỷ đồng.
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp 55.276 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, 12.009 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, 1.692 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, 196 lao động đi xuất khẩu lao động, 1.833 học sinh - sinh viên được vay vốn đi học và còn rất nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đang từng bước vươn lên thoát nghèo. Với những kết quả đạt được của tín dụng CSXH đã góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện Đà Bắc.
Bình Giang
(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó.
Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động
Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.
(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động.