(HBĐT) - Tỏi tía Mai Châu (tỏi Noong Luông) vừa lọt Top 100 đặc sản quà tặng của Việt Nam (2021 - 2022) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố mới đây trong hành trình tìm kiếm, quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam. Các sản phẩm, món ăn khi lọt Top 100 được công bố, giới thiệu trên cổng thông tin điện tử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), Top Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục người Việt toàn cầu (VietWorld), trên các kênh truyền thông thuộc hệ thống kỷ lục Việt Nam, mở ra cơ hội rất lớn để quảng bá hình ảnh món ăn, đặc sản, giá trị ẩm thực Việt Nam trong và ngoài nước.


Người dân TP Hòa Bình mua và sử dụng tỏi tía Mai Châu cho các bữa ăn gia đình.

Tỏi tía trên địa bàn tỉnh được trồng ở xã Noong Luông, nay là xã Thành Sơn (Mai Châu) và một số xã vùng cao huyện Tân Lạc, nhưng nhiều nhất là ở xã Thành Sơn. Tỏi có tép màu vàng, củ nhỏ, nhiều dầu, rất thơm, đậm vị và cay. Đối với nhiều gia đình, trong bữa cơm không thể thiếu tỏi tía. Chỉ cần giã ra hòa vào nước mắm với một chút ớt cay nồng là hương vị thơm lừng cả gian bếp. Ngoài việc được dùng làm gia vị cho các món ăn thông thường, tỏi tía được ngâm với rượu, giấm uống hàng ngày để có thể thu nhận tất cả các hoạt chất quý trong tỏi. Tỏi tía giúp kích thích hô hấp, làm thông thoáng đường thở, giúp người ăn có một giấc ngủ sâu, điều trị các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp, ho, cảm… có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, làm ấm cơ thể, tăng huyết áp. Chính vì vậy, ở Thành Sơn hầu như nhà nào cũng trồng tỏi vừa để dùng trong sinh hoạt, vừa là hàng hóa bán có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Theo Sở KH&CN, tỏi tía Mai Châu là loại tỏi củ nhỏ, tép màu vàng, chứa rất nhiều tinh dầu, vị cay, thơm. Đặc biệt dược tính tốt, nhất là hàm lượng allicin cao từ 6,81 - 7,23 mg/g. Đây là hoạt chất chỉ sản sinh sau khi cắt mỏng hoặc dập nát củ tỏi. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nhằm bảo vệ và phát triển sản phẩm tỏi tía, chính quyền huyện Mai Châu đã phối hợp Sở KH&CN xây dựng nhãn hiệu tập thể tỏi tía Mai Châu. Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể tại Quyết   định số 102266/QĐ-SHTT, ngày 3/12/ 2020. Qua đó, bước đầu khẳng định thương hiệu "Tỏi tía Mai Châu", là tiền đề nâng cao uy tín của sản phẩm, đồng thời quảng bá thương hiệu sản phẩm ra thị trường. Đầu năm 2021, UBND huyện Mai Châu đã tổ chức lễ công bố Chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Tỏi tía Mai Châu" cho sản phẩm củ tỏi sản xuất tại xã Thành Sơn. Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Tỏi tía Mai Châu" gồm các sản phẩm củ tỏi được sản xuất, chế biến từ củ tỏi tía tại xã Thành Sơn, đạt tiêu chuẩn về đặc tính theo quy định và các dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận (mua, bán củ tỏi). 

Đồng chí Chủ tịch UBND xã Thành Sơn Hà Văn Khiêm cho biết: Tỏi tía có từ rất lâu đời. Được bà con xuống giống vào khoảng tháng 8, tháng 10 hàng năm, sau 3 tháng thu hoạch, thường bán vào dịp Tết ở chợ thị trấn Mai Châu và một vài nơi khác. Đặc điểm nổi bật của tỏi tía Mai Châu là dọc thân gần củ có màu tía, khi thu hoạch củ có màu trắng ngà, dược tính tốt. Diện tích trồng tỏi trên địa bàn đến nay đạt khoảng 21 ha, tập trung ở xóm Cò Phầy, Noong Luông… Huyện Mai Châu quy hoạch vùng phát triển tỏi và tìm giải pháp hỗ trợ về giống, phân bón để nhân rộng vùng trồng tỏi. Chính quyền và người dân mong muốn có những chính sách hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm nhằm gìn giữ, phát triển thương hiệu tỏi tía Mai Châu để cải thiện, nâng cao thu nhập cho người dân.

Lê Chung   

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục