(HBĐT) - Đảm bảo an toàn sinh học là "chìa khóa” để phát triển chăn nuôi bền vững. Tuy nhiên, còn nhiều người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa biết đến khái niệm này, hoặc đã nghe nhưng chưa biết làm thế nào để điều kiện, môi trường chăn nuôi của họ "đảm bảo an toàn sinh học”.


Hiện nay, chuồng trại chăn nuôi của nhiều hộ dân còn sơ sài, chưa đảm bảo vệ sinh nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Ảnh chụp tại xóm Thín, xã Vầy Nưa (Đà Bắc).

Những năm qua, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, đem lại giá trị kinh tế cao. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu của ngành nông nghiệp. Đã có nhiều sản phẩm chăn nuôi của tỉnh có thương hiệu, đem lại thu nhập cao cho người dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển các loại vật nuôi chủ lực như: trâu, bò, lợn, dê và một số giống gà bản địa. Mặc dù những năm qua, chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, gia trại phát triển nhưng chăn nuôi ở quy mô nông hộ, nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, nếu ở các trang trại chăn nuôi tập trung áp dụng tốt các biện pháp để đảm bảo an toàn sinh học thì ở quy mô nông hộ vẫn chưa được chú trọng. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến một số loại bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm hay mới đây là bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò vẫn xảy ra và nguy cơ tái bùng phát bất cứ lúc nào.

Dịch bệnh là rủi ro số một đối với người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhưng nếu điều kiện chăn nuôi "đảm bảo an toàn sinh học” thì dịch bệnh sẽ được kiểm soát, đẩy lùi. Thực tế, những năm qua, khi dịch tả lợn Châu Phi càn quét khiến nhiều hộ chăn nuôi thiệt hại nặng nề thì các trang trại chăn nuôi tập trung lại không bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chính là họ đã tuân thủ áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Chăn nuôi an toàn sinh học được hiểu là việc áp dụng tổng hợp, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi và mầm bệnh. Từ đó bảo đảm cho đàn vật nuôi được hoàn toàn khỏe mạnh và không bị dịch bệnh. Quá trình này bao gồm việc chăn nuôi sạch bệnh, đồng thời cách ly vùng nuôi, cách ly nhà máy chế biến ra khỏi mọi nguy cơ nhiễm dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo ngành chức năng, đối với chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ thì việc áp dụng tổng hợp và đồng hộ các biện pháp chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học là bất khả thi, vì cần kinh phí đầu tư rất lớn. Nhưng người chăn nuôi vẫn có thể phòng ngừa, hạn chế được mầm bệnh nếu như quan tâm hơn đến việc đảm bảo chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ. Theo đó, cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, phun tiêu độc, khử trùng, rắc vôi bột xung quanh khu vực nuôi để tiêu diệt mầm bệnh. Thức ăn, nước uống cho vật nuôi đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, cần hạn chế người ra, vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào. Con giống được nhập về từ các cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, sạch bềnh và được tiêm phòng đầy đủ.

Ngoài ra, thực tế cho thấy, hiện nay chuồng trại chăn nuôi của nhiều hộ dân còn tạm bợ, gần khu vực dân cư nên gây ô nhiễm, nhất là ở các khu vực vùng cao. Do đó, khi xảy ra dịch bệnh rất dễ lây lan, khó kiểm soát. Việc quan tâm xây dựng chuồng trại chăn nuôi tách biệt khỏi khu vực dân cư cũng là giải pháp để đảm bảo môi trường chăn nuôi khỏi các loại dịch bệnh. Qua đó, giúp người chăn nuôi hạn chế được rủi ro, phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế bền vững hơn.


Viết Đào

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục