(HBĐT) - Năm 2022, việc tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện đồng bộ tại các địa phương. Ngày 7/6/2022, UBND tỉnh có Quyết định số 1094/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh năm 2022.



Nhân dân xã Yên Phú (Lạc Sơn) chuyển đổi trồng rau màu trên đất trồng lúa kém hiệu quả cho hiệu quả kinh tế cao.

Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, một số huyện, thành phố đã ban hành đề án, kế hoạch, giao chỉ tiêu chuyển đổi và thực hiện cụ thể, chi tiết đến từng xã, xứ đồng. Định kỳ hàng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh, UBND một số huyện, thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyển đổi theo thủ tục hành chính đúng quy định, chỉ đạo tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, đặc biệt trên diện tích đã dồn điền đổi thửa, đất trồng lúa kém hiệu quả đảm bảo chuyển đổi phù hợp, thực hiện theo đúng kế hoạch chung đã được phê duyệt.

Tại các địa phương đã thực hiện chuyển đổi hàng vụ, hàng năm đảm bảo đúng yêu cầu. UBND cấp xã nắm chắc tình hình chuyển đổi trên địa bàn, tổng hợp số liệu chuyển đổi từ các thôn, xóm, tổ chức, cá nhân. Bộ thủ tục hành chính chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã được niêm yết đầy đủ danh mục thủ tục hành chính, mẫu hồ sơ, thời gian tiếp nhận... Một số địa phương thực hiện tốt việc thực hiện thủ tục hành chính chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định như: Lương Sơn, Lạc Thủy, Lạc Sơn.

Năm 2022, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn tỉnh là 2.034,89 ha, đạt 105% kế hoạch và bằng 106% so với kết quả chuyển đổi năm 2021. Trong đó, diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây hàng năm 1.917,91 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 839,6 ha; đất 1 vụ lúa 1.078,31 ha); loại cây trồng được chuyển đổi chính gồm: ngô, ngô sinh khối, rau đậu các loại (bí xanh, dưa chuột...), mía, cây dược liệu, cỏ chăn nuôi... Diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây lâu năm 55,85 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 16,43 ha; đất 1 vụ lúa 39,42 ha); loại cây được chuyển đổi chính gồm: nhãn, ổi, táo, cây có múi... Diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 5,27 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 3,73 ha; đất 1 vụ lúa 1,54 ha).

Các địa phương có diện tích chuyển đổi lớn gồm: Lạc Sơn 846,49 ha, Kim Bôi 330,64 ha, Cao Phong 313,0 ha, Tân Lạc 249,69 ha.

Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa đạt hiệu quả cao như: Chuyển đổi trồng các loại rau họ bầu bí (bí xanh, dưa chuột, dưa hấu, rau lấy quả khác) tại huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Mai Châu cho thu nhập trung bình 150 - 200 triệu đồng/ha/năm; mô hình chuyển đổi trồng mía tím cho thu nhập 140 - 180 triệu đồng/ha/năm; chuyển đổi trồng khoai lang cho thu nhập từ 100 - 130 triệu đồng/ha/năm; chuyển đổi trồng ngô sinh khối tại huyện Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi cho thu nhập 80 - 100 triệu đồng/ha/năm.

Theo kế hoạch đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của các địa phương, năm 2023, tổng diện tích đăng ký chuyển đổi 1.692,03 ha, cụ thể: diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây hàng năm 1.535 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 607,8 ha; đất 1 vụ lúa 927,2 ha); diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây lâu năm 70,4 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 17,5 ha; đất 1 vụ lúa 52,9 ha); diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 16,23 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 7,8 ha; đất 1 vụ lúa 8,43 ha). Các địa phương đăng ký diện tích chuyển đổi lớn gồm: Lạc Sơn 656,6 ha, Kim Bôi 227,8 ha, Tân Lạc 225,83 ha.


V.H

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục