(HBĐT) - Trên tinh thần đào tạo theo nhu cầu và "cầm tay chỉ việc", công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) huyện Đà Bắc đã đạt được những kết quả quan trọng. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân. 



Sau khi được học nghề nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, chị Đinh Hải Luyến, xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) nắm được nhiều kiến thức quan trọng nhằm quản lý, điều hành  2 homestay của gia đình. 

Với địa thế tiếp giáp lòng hồ sông Đà, có quang cảnh đẹp, gia đình chị Đinh Hải Luyến, xóm Ké, xã Hiền Lương quyết định cải thiện ngôi nhà đang ở thành homestay đón khách du lịch. Những ngày đầu khởi nghiệp, chị Luyến làm du lịch một cách "bản năng" theo sự hiểu biết của bản thân, vì vậy lượng khách thụ động và hầu như không có hoạt động để giữ chân cũng như thu hút du khách quay trở lại. Năm 2019, sau khi tham gia lớp nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn do Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đà Bắc mở tại xã, chị Luyến tự tin mở thêm homestay thứ 2 của gia đình. Chị Luyến chia sẻ: Tham gia lớp đào tạo nghề 3 tháng, tôi được học về nghiệp vụ buồng phòng, trang trí bàn ăn, nấu ăn cơ bản. Ngoài ra, tôi được bổ túc nhiều kiến thức, kỹ năng để tạo ra các sản phẩm du lịch thú vị tại homestay như trang trí, tạo cảnh quan đẹp để du khách có điểm check in chụp ảnh, tổ chức tua đi bộ, bơi thuyền xung quanh khu vực lòng hồ. Có địa điểm vui chơi, được ăn ngon, ở sạch, du khách đã quay trở lại thường xuyên hơn, đặc biệt là khách Thủ đô Hà Nội. Khi có khách đến, gia đình cũng bắt đầu biết làm "truyền thông" chụp lại các hoạt động trải nghiệm của khách, đăng tải lên trang facbook của homestay, từ đó quảng bá tốt hơn cho dịch vụ của gia đình. Đạt được kết quả đó là nhờ tôi đã vận dụng kiến thức học được thông qua lớp đào tạo nghề do huyện tổ chức. 
Tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, sau khi thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng nhằm hỗ trợ sinh kế vùng ĐBDTTS, nhiều chị em đăng ký nguyện vọng, tham gia lớp đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch và nghề dệt thổ cẩm. Sau 3 tháng học tập, chị em mạnh dạn xây dựng điểm trưng bày sản phẩm và trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm do chính mình làm chủ. Chị Lý Thị Nhất, hội viên phụ nữ xóm Sưng chia sẻ: Lớp học được tổ chức tại xóm, chị em không phải đi học xa. Sau khi học lý thuyết, chúng tôi thực hành trên chính những sản phẩm của mình nên rất thuận lợi. Nghề nhuộm, dệt và thêu sản phẩm thổ cẩm đã làm từ rất lâu nhưng nhờ được học tập, chị em đã sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm phù hợp với du lịch để bán cho du khách như túi, mũ, ví cầm tay, móc khoá...  
Đào tạo theo nhu cầu và chú trọng hình thức "cầm tay chỉ việc" là giải pháp chính huyện Đà Bắc đang triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có lao động vùng sâu, xa, vùng ĐBDTTS. Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đà Bắc cho biết: Năm 2022, trung tâm mở 28 lớp đào tạo nghề, riêng lớp đào tạo nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS có 17 lớp với gần 600 học viên, chủ yếu là các nghề phụ nông nghiệp. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trước khi mở lớp, trung tâm khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động. Phối hợp chặt chẽ với các xã tổ chức tuyển sinh, đào tạo trực tiếp tại xã. Các khóa đào tạo đều cơ cấu hơn 70% số tiết thực hành và có sản phẩm trực tiếp. Với nhiều môn mới, trung tâm liên hệ với giáo viên các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội để ký kết hợp đồng giảng dạy cho học viên. 

Song song với nâng cao chất lượng giảng dạy, huyện tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đào tạo, như hỗ trợ người dân tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, con giống, cây trồng, vật nuôi từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Nhờ những giải pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đời sống Nhân dân vùng ĐBDTTS trên địa bàn huyện từng bước ổn định, có chuyển biến tích cực. 

Đinh Hòa

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục